Theo thống kê chưa đầy đủ, dịch sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh tại các tỉnh phía Nam, trung bình mỗi tuần ghi nhận trên 1.000 ca mắc, nâng tổng số người bị sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay lên gần 15.000 (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2011). Trong đó, 11 trường hợp đã tử vong. Theo nhận định của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới số các ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng khi Nam Bộ vào giữa mùa mưa. Các địa phương tiếp tục dẫn đầu số ca mắc sốt xuất huyết phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng tuần lễ gần đây nhất, thành phố đã ghi nhận thêm 131 người mắc sốt xuất huyết, nâng tổng số ca mắc bệnh này từ đầu năm đến nay lên 3.323. Những quận có số ca mắc cao không giảm là quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Tiếp đến là tỉnh Đồng Nai, tính đến nay đã có gần 3.000 ca sốt xuất huyết ở tất cả các quận huyện, trong đó 5 ca tử vong. Các địa bàn có số ca mắc cao là: thành phố Biên Hòa với hơn 800 ca, huyện Trảng Bom với gần 500 ca. Những trường hợp mắc sốt xuất huyết đa số là trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến dịch sốt xuất huyết gia tăng theo các chuyên gia dịch tễ ngoài yếu tố khách quan, năm nay là chu kỳ của đỉnh dịch sốt xuất huyết cùng với diễn biến thất thường của thời tiết mưa sớm, mưa nhiều và tốc đô thị hóa nhanh. Trong khi sốt xuất huyết vẫn chưa có vacxin dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu cùng với vị trí địa lý Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành dịch sốt xuất huyết trên thế giới. Nhưng phải kể đến một yếu tố và tác nhân gây dịch bùng phát do ý thức chủ quan con người. Cục Y tế dự phòng cũng thừa nhận: Việc thực hiện phòng chống dịch sốt xuất huyết ở một số địa phương thời gian qua vẫn còn mang tính hình thức, chủ quan, thụ động. Thêm vào đó, việc phòng chống dịch theo kiểu “chạy theo đuôi dịch, xử lý ổ dịch muộn...khiến cho dịch bệnh không giảm mà còn tiếp tục lan rộng với tốc độ nhanh. Hàng năm dịch số xuất huyết khiến cho hàng chục ngàn người mắc, ở mọi lứa tuổi và cũng hàng chục ca tử vong- là một trọng những dịch trọng điểm của Bộ Y tế. Nhưng do dịch sốt xuất huyết đã tồn tại vài chục năm, trong khi nguồn lây bệnh trung gian là muỗi đã “sinh tồn” cùng cuộc sống của người dân vùng sông nước. Với các chum vại, khum, cóng chứa nước, lo hoa, chậu hoa, vũng nước…hiện hữu ở khắp mọi nơi trong từng gia đình, thôn, xóm đã nuôi dưỡng đàn muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Linh Anh (TH)
Bài liên quan
Chú ý loãng xương ở người cao tuổi
06 Th11, 2024 - 15:26
Nguy hại từ đồ uống có đường
31 Th10, 2024 - 10:00
Chủ động phòng chống muỗi truyền bệnh
27 Th09, 2024 - 14:30
Mẹo làm phẳng nếp nhăn quần áo
21 Th08, 2024 - 10:00
Quy tắc “4 không nợ”
21 Th08, 2024 - 10:00
Lưu ý khi sinh hoạt tình dục ở tuổi già
21 Th08, 2024 - 09:59
Cảnh giác với dịch bệnh ho gà
21 Th08, 2024 - 09:59
Quy tắc 3 phút bạn nên biết
13 Th08, 2024 - 14:41