
Trên cơ sở điều tra, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân đói nghèo, các cơ sở Hội trong huyện đã xây dựng chương trình, nội dung, nghiên cứu tiềm năng lợi thế ở từng thôn bản, từ đó tìm vốn để trồng trọt, tăng gia, chăn nuôi hoặc kinh doanh, cung ứng dịch vụ...
Chuẩn bị trên tất cả các mặt rồi, Huyện hội phân bổ và động viên tập trung phát triển chăn nuôi dê, trồng và chế biến chè cổ thụ; các xã phía nam huyện như Mường Báng, Tủy Thành, Xá Nhè, Mường Đung... nuôi trâu, bò, cá, trồng đậu tương, sản xuất vật liệu xây dựng, khôi phục các nghề truyền thống: rèn, thêu, đan... Nhờ phân vùng và chọn cây con đúng, nên nơi nào cũng cho năng suất cao như vật nuôi tăng 15-20%; giống cây trồng tăng từ 1,5 – 2 lần; lúa đạt 50-60 tạ/ha/vụ; đậu tương đạt 15-20 tạ/ha; ngô lai LVNIO đạt 40-65 tạ/ha... Kết quả, huyện đã đảm bảo tự túc được lương thực và bước đầu có sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường ngoài huyện. Tiếp đó, do biết chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ KHKT và sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn, nên nhiều gia đình hội viên CCB có thu nhập cao, đời sống vật chất và tinh thần đã được cải thiện. Điển hình cho “cuộc chiến” chống đói nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên làm giầu là gia đình CCB: Sình A Tâu, Giàng A Sính (xã Sính Phình); Giàng A Khái, Mào Văn Tiềm (xã Mường Báng); Lờ A Sử, Sùng A Lù (xã Sá Nhè); Vừ A Cầu, Thào A Kỷ (xã Trung Thu)... Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình CCB khá, giầu: 35%; trung bình: 45%; Số hộ nghèo giảm mạnh từ 45% (năm 2001) xuống còn 18% (năm 2009)...
ĐỖ QUANG KHẢI