Các cấp Hội đã đứng ra tín chấp vay vốn Ngân hàng CSXH cho 6.621 hộ, với dư nợ trên 95 tỷ đồng và vốn tạo việc làm của TƯ Hội 510 triệu đồng, đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh việc xây dựng quỹ hội, đưa số tiền lên tới 3.313 triệu đồng để cho hội viên vay không lấy lãi hoặc lãi xuất thấp. Hội CCB tỉnh, các huyện và thành phố cũng đã chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế điểm trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tuyên truyền, nhân rộng. Nhiều tổ chức Hội chủ động liên kết với nhau, tổ chức cho hàng trăm lượt cán bộ, hội viên đi học tập kinh nghiệm ở các đơn vị trong và ngoài tỉnh.Hội CCB các huyện, thì phối hợp với phòng nông nghiệp phát triển nông thôn. Trạm khuyến nông, Trạm thú y, Trạm bảo vệ thực vật... tổ chức các lớp tập huấn. Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã xoá được 254 nhà dột nát cho hội viên. Hiện có 533 mô hình kinh tế cho thu nhập 40 triệu đồng trở lên/năm, nhiều họ CCB làm kinh tế giỏi có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và thu hút nhiều lao động là CCB và con em CCB vào làm việc. Điển hình có hội viên Nông Văn Mậu ở xã Quốc Khánh (Tràng Định) sản xuất gạch, trồng rừng, hiện có 260,7 ha rừng keo và bạch đàn, có xe ô tô tải để chở vật liệu và phục vụ trồng rừng, sử dụng thường xuyên 12 lao động, vào thời vụ có 60-70 lao động.

Tại hội nghị các hộ sản xuất kinh doanh giỏi khu vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lạng Sơn lần thứ 3 (giai đoạn 2005-2010) vừa tổ chức, có 60 hội viên CCB được tham dự, trong đó có 3 hội viên được báo cáo điển hình và 10 hội viên được tặng bằng khen của UBND tỉnh.

Nguyễn Văn Nông và Đỗ An Thái