Khánh Hòa là tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích 5.217,6km2, dân số gần 1,2 triệu người với 32 dân tộc sinh sống ở 6 huyện, 1 Thị xã, 02 thành phố; 140 xã, phường, thị trấn. Khánh Hòa có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh; Quần đảo Trường Sa, vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong có vị trí chiến lược không chỉ trong nước mà có ảnh hưởng đến cả khu vực và thế giới.
Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa được thành lập năm 1990. Hiện nay Hội có 8 đầu mối cấp huyện, thị, thành Hội; 183 Hội cơ sở, trong đó có 137 Hội xã, phường, thị trấn và 46 Hội ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, trường học với trên 15 nghìn hội viên. Hơn 23 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, trực tiếp là các cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và chính quyền các cấp; sự chỉ đạo của Trung ương Hội CCB Việt Nam; sự giúp đỡ của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã phát triển về mọi mặt, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của Hội và công tác xây dựng Hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Trong nhiệm kỳ 1997-2002 (Nhiệm kỳ III) toàn tỉnh xây dựng được 17 Hội cơ sở 487, trong đó 02 Hội cơ sở trực thuộc Tỉnh hội; 15 Hội cơ sở trực thuộc huyện, thị, thành Hội; với 180 hội viên. Đến nhiệm kỳ 2007-2012 (Nhiệm kỳ V) toàn tỉnh hiện có 46 Hội cơ sở 487, trong đó 10 Hội cơ sở trực thuộc Tỉnh hội, 36 Hội cơ sở trực thuộc các huyện, thị, thành Hội, với 617 hội viên. Trong 46 Hội cơ sở 487, hiện có: 28 Hội cơ quan hành chính, 9 Hội cơ quan sự nghiệp; 5 Hội doanh nghiệp; 02 Hội Trường học và 02 Hội Bệnh viện; 28 Hội có Ban chấp hành từ 3 đến 7 đồng chí.
Tổ chức Hội và hội viên (487) luôn phát huy tính chủ động sáng tạo, làm tốt chức năng tham mưu; nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo cơ quan đơn vị về những vấn đề cần thiết trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ; chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, sẵn sàng nhận khó khăn về mình; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính. Thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, nêu gương tốt trong lao động, trong công tác, trong sản xuất, kinh doanh. 100% hội viên hàng năm đều đạt lao động loại A, nhiều đồng chí là Chiến sĩ thi đua và được khen thưởng, 100% hội viên đạt gương mẫu, gia đình đạt văn hóa, Hội luôn đạt trong sạch vững mạnh.
Các cựu chiến binh trong diện được hưởng chế độ theo Pháp lệnh Cựu chiến binh, Nghị định 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định 47, 290,188,142 và 62 của Thủ tướng Chính phủ đều được Hội quan tâm, hướng dẫn đảm bảo thủ tục giải quyết kịp thời theo quy định, không có sai phạm, tạo niềm tin trong cơ quan, đơn vị.
Tại Hội nghị lần này đã đề xuất: Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương cần chỉ đạo tốt hơn nữa hệ thống ngành dọc của mình, phối hợp chặt chẽ với Hội Cựu chiến binh, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cựu chiến binh trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp tư nhân), trường học, bệnh viện… khi có đủ điều kiện tổ chức thành lập Hội và quan tâm chỉ đạo hoạt động, đảm bảo kinh phí và chế độ cho cán bộ Hội theo quy định. Cần đưa việc chấp hành Chỉ thị vào nội dung bình xét thi đua khen thưởng các cấp, nhằm đánh giá ý thức chấp hành và cũng là ý nghĩa thiết thực xây dựng cơ quan, đơn vị. Hiện nay, số cựu chiến binh ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp… ngày càng giảm vì nhiều đồng chí lần lượt hết tuổi lao động sẽ được nghỉ hưu về sinh hoạt ở địa phương nơi cư trú; vì vậy việc tổ chức ghép hội viên ở một số cơ quan. Vì vậy cần có hướng dẫn cụ thể tổ chức Đảng ở nơi nào chịu trách nhiệm lãnh đạo chung và cơ quan nào chịu trách nhiệm đảm bảo chế độ, kinh phí cho Hội.
Trần Công Thi