<!-- st1\:*{behavior:url(#ieooui) } -->   <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->   <!-- /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} -->  Trụ sở UBND xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà là một khuôn viên xanh, có vườn cây phong ba, cây tra, phi lao, bàng quả vuông xum xuê, râm mát bao quanh một chiếc sân xi măng và ngôi nhà hai tầng khang trang, rộng rãi. Kế bên phải là khu trường học, đằng sau là Trạm khí tượng thuỷ văn, doanh trại quân đội nên lúc nào trụ sở cũng có người qua lại rậm rịch, xôn xao. Phó chủ tịch xã Trần Vũ Lân, 26 tuổi, quê ở thị trấn Khánh Vĩnh, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hoà. Sau thời gian phục vụ trong quân đội, Vũ Lân về làm Đội trưởng Đội thanh niên tình nguyện của địa phương, năm 2008 thì ra đảo làm Phó chủ tịch xã. So với lính đảo da đen sạm thì Vũ Lân có sáng hơn đôi chút, dáng người nhỏ nhắn như thư sinh. Biết tôi ở Báo CCB Việt Nam, bằng giọng nói miền Trung nhỏ nhẹ, anh khoe: 

Chi hội CCB của xã có 5 hội viên, trong đó có tôi. Chi hội trưởng là bác Ngô Cần; anh em thường bảo nhau sống gương mẫu cho xứng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ’. Chi hội thường phối hợp với chính quyền, các đoàn thể khác như Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Nông ngư dân và cả hội Phụ huynh học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ. Hưởng ứng các phong trào: “Xây dựng hộ kinh tế gia đình điểm”, “ Xây dựng khu dân cư văn hoá, an toàn”, “Bảo vệ môi trường sống”… chi hội cùng nhân dân mở rộng diện tích trồng trọt theo mùa vụ, phát triển chăn nuôi bò, gà, ngan, vịt… mua sắm ngư cụ đánh bắt hải sản, đến nay mỗi tháng, một hộ thu được 12kg rau quả, 7kg gia cầm và 35kg cá và các loại sản phẩm khác. Đặc biệt các hội viên đều tham gia lực luợng dân quân cơ động của xã. Hàng năm được bộ đội hướng dẫn, lực lượng có 16 giờ học tập chính trị, 64 giờ huấn luyện quân sự, tập luyện các phương án chiến đấu trị an, xử lý tình huống bảo vệ đảo. Các hội viên CCB còn tham gia tuần tra canh gác, vận động bà con chấp hành nội quy của đảo, tuyên truyền pháp luật… góp phần xây dựng địa phương, được tỉnh Khánh Hoà tặng bằng khen.

Chúng tôi về khu dân cư phía nam. Ở Song Tử Tây khi thủy triều lên kịch trần thì đảo bị ngập tràn, chỗ cao nhất cách mặt nước chỉ gần 3m nên các dãy nhà đều nằm bên bờ biển, tiếng sóng vỗ bờ lẫn cả vào bữa ăn, giấc ngủ của mọi người. Hội viên CCB Hồ Dương ra đón đoàn tận cổng. Anh năm nay 36 tuổi, người to khoẻ, dáng vẻ một ngư dân “ăn sóng, nói gió”. Chị Trương Thị Liền (vợ anh) đã làm nên một “sự kiện lớn”, là ngày 16-5-2009 chị sinh cháu Hồ Song Tất Minh, một công dân đầu tiên chào đời trên đảo. Kíp quân y Bệnh viện 108 do thượng úy, bác sĩ Mai An Giang, 31 tuổi phụ trách đã giúp chị Liền “mẹ tròn con vuông”. Điều đáng nói là kíp quân y 7 người thì 6 người chưa có vợ; còn chuẩn úy, y sĩ Nguyễn Thanh Xuân, 25 tuổi, cưới vợ được 5 tháng thì ra đảo. Cùng với việc thăm khám thường xuyên, các anh đã phân công một người “đóng thê” làm chị Liền nằm trên giường dặn đẻ để tập sự trước khi vào cuộc. Nay cháu Hồ Song Tất Minh đã biết khoanh tay chào khách theo hướng dẫn của ba má rồi chạy lon ton cùng bè bạn.

Hội viên trẻ nhất chi hội là anh Huỳnh Viên, 32 tuổi, quê ở thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa. Từ quân đội trở về, anh xây dựng gia đình với chị Nguyễn Thị Thúy Vân, làm ở hợp tác xã nông nghiệp, nhưng ruộng nương ít, việc làm không ổn định nên anh chị đưa con trai Huỳnh Nhật Quang, 5 tuổi, thực hiện một cuộc “di cư”. Ra đảo, chị Thúy Vân vào làm việc trong đơn vị quân đội, lương mỗi tháng gần 1,6 triệu đồng. Anh Huỳnh Viên đánh bắt hải sản bán cho bộ đội hoặc gửi tàu, thuyền cá của ngư dân mang vào đất liền. Anh chị còn tranh thủ trồng rau trong các loại sô, chậu, thùng, hộp có được và chăn nuôi gà vịt hàng chục con để tăng thêm thu nhập. Lấy trong tủ ra cây thuốc lá, bóc một bao mời chúng tôi, anh Viên giải thích: Mọi thứ tiêu dùng phải gửi mua thật nhiều, thuốc lá thì vài cây, phòng khi biển động, mưa bão, hàng tháng không có tàu ra.

Ngồi bên anh Huỳnh Viên, tôi nhớ đến các hội viên CCB và bà con trên các bản làng vùng cao, vùng sâu, vùng xa biên giới đất liền đã có dịp lên thăm. Cũng như ở đây, họ vẫn còn nhiều khó khăn, gian khổ, có khi bị uy hiếp cả tính mạng. Nhưng chắc chắn ở biên giới, biển đảo không chỉ có sự sinh nhai đơn thuần, mà cao cả hơn là các anh “Bộ đội Cụ Hồ” đã cùng bà con góp phần giữ gìn phên dậu của Tổ quốc và bờ bãi của đất mẹ thân yêu.

*Kỳ sau : *Cảm nhận Trường Sa.

Bài và ảnh: Tô Kiều Thẩm