PGS.TS Vũ Nhất Định – Phó giám đốc Bệnh viện 103 – Trưởng đoàn thay mặt tập thể Ban lãnh đạo, các y, bác sỹ của Bệnh viện, phát biểu chia sẻ những thành tích cũng như những khó khăn của Bệnh viện trong thời gian qua với các đồng chí trong Ban giám đốc Làng. Trong chuyến đi từ thiện lần này, Đoàn đã tặng một cơ số thuốc trị giá 5 triệu đồng và khám tổng quan cho 40 CCB; gần 100 trẻ của Làng.
Đến ân cần thăm hỏi, động viên, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các CCB, Cựu TNXP và các em bị di chứng chất độc da cam đang ngày đêm phải ghánh chịu nỗi đau bệnh tật do hậu quả chiến tranh để lại. Trong niềm xúc động nghẹn ngào, PGS.TS Vũ Nhất Định bày tỏ:
-Được đến khám sức khỏe, cấp thuốc cho các bác, các em là niềm vui và tự hào của những người “chiến sĩ áo trắng” chúng tôi. Bệnh viên luôn mong muốn làm được nhiều việc thiết thực hơn nữa để phần nào xoa dịu nỗi đau và sự mất mát mà các bác, các em đã phải trải qua.
Một bác sỹ trẻ trong Đoàn nói:
-Đây là một chuyến đi thực tế hết sức có ý nghĩa, nhờ chuyến đi này tôi đã tận mắt chứng kiến một số căn bệnh hiếm gặp điển hình mà trước đây tôi chỉ được học trên lý thuyết và mới được nhìn qua những hình ảnh minh hoạ trên giáo trình sách vở. Không chỉ vậy, nó còn là những nhân chứng sống giúp tôi hiểu thêm về hậu quả của chiến tranh và những nỗi đau mát mát của các CCB nói riêng, dan tộc ta nói chung trong cuộc kháng chiến trường kỳ dành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Cháu Phạm Văn Ngọc quê ở Cẩm Vân, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá là cháu nội (thế hệ thứ 3) của CCB Phạm Xuân Định đã từng tham gia chiến đấu ở Mặt trận Thừa Thiên Huế từ 1967 đến 1977. Ngọc bị thiểu năng trí tuệ, cứ xoắn xuýt quanh các cô, các chú, miệng liến thoắng kể những chuyện không có đầu, có cuối càng làm cho các y, bác sỹ xúc động. Khám xong cháu Ngọc cố nắm lấy tay các bác sỹ nói:
-Lần sau các cô, các chú lại tới đây khám bệnh cho chúng con nhé!
Ai cũng hứa với Ngọc sẽ sơm trở lại khám bệnh cho em.
Năm 200 9, dưới sự phân công và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bệnh viện 103 (Bệnh viện tuyến trên) đỡ đầu về công tác chuyên môn cho Trung tâm y tế Làng Hữu Nghị Việt Nam. Kể từ đó, dưới sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của Đảng ủy, BGĐ Bệnh viện 103, Trung tâm y tế Làng Hữu Nghị luôn nhận được sự giúp đỡ, học hỏi về chuyên môn của Bệnh viên, nên mặc dù lực lượng cán bộ y tế mỏng, năng lực chuyên môn còn có hạn nhưng đã đảm trách tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho CCB; TNXP và những trẻ em bị nhiễm chất độc da cam điều dưỡng tại Làng.
Chia tay Đoàn cán bộ, y bác sỹ của Bệnh viện 103 chúng tôi, những người cán bộ, nhân viên, CCB và các em rưng rưng niềm xúc động, thầm cảm ơn tấm lòng cao cả của những người “chiến sỹ áo trắng” thời bình.
Bài, ảnh: Tuyết Thanh