Chùa Dâu (Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh).
Chùa Dâu tên chữ là Diên Ứng Tự, được khởi công xây dựng năm 187, hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất, tọa lạc trên đất làng Dâu, nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng vào khoảng thứ II sau Công nguyên - là ngôi chùa xưa nhất của Việt Nam và cũng là nơi đầu tiên những tăng sĩ người Ấn Độ đển truyền giáo, như Tỳ Ni Đa Lưu Chi; nhà sư Khâu Đà La (Ksudra).
Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái (Trần Thế Pháp) và Thoái Thực Ký Văn (Trương Quốc Dụng) có ghi lại về chuyện nàng Man Nương, con gái của một nông phu thuộc làng Mân Xá, thuộc miệt hạ lưu bên bờ sông Đuống ngày ngày một mình từ bờ Nam sông Đuống đi thuyền sang bờ Bắc để học Phật Pháp.
Nhưng Man Nương, cha mẹ mất sớm, nhà nghèo khổ, nói năng chậm chạp không thể cùng tụng kinh, học phật được với mọi người, mà thường ở dưới bếp, giã gạo, chẻ củi, tự mình nấu nướng để cúng dường thức ăn cho chư Tăng trong chùa cùng khách bốn phương đến học; còn bản thân thì được các tăng sĩ, thiền sư kèm cặp, giảng riêng, trong đó có nhà sư Khâu Đà La.
Chùa Dâu ngày đầu chỉ nhỏ như một miếu thờ, đến năm 1313 dưới triều vua Trần Anh Tông, chùa được Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tu bổ thành chùa 100 gian, tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp. Chùa tiếp tục được trùng tu nhiều lần theo thời gian.
Ngày nay, chùa Dâu mang kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc” điển hình của các ngôi chùa cổ miền Bắc; có bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện. Hằng năm, chùa tổ chức Lễ vào ngày 18 tháng giêng âm lịch.
Ngày 28-4-1962, chùa Dâu được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử.
Nhật Huy (st)