I. Uống và ăn:
Nhiều hội nghị T học của quốc tế người ta đã xác định rồi: Có 6 loại thực phẩm uống rất có lợi cho sức khỏe, đó là chè xanh, rượu vang đỏ, sữa đậu nành, sữa chua, canh xương và mộc nhĩ. Vì sao vậy? Vì mộc nhĩ nâng cao được khả năng miễn dịch; canh xương có keo Colagen – chất kéo dài tuổi thọ; sữa chua duy trì sự cân bằng của vi khuẩn – nghĩa là tạo nên sự sinh trưởng những vi khuẩn có ích, tiêu diệt vi khuẩn có hại; còn chè xanh có các chất Epigallo, chatechin chống nhiễm xạ, ung thư, ngoài ra còn có Fluorum làm chặt răng, diệt nấm và sâu răng, chất chatêchin còn nâng tính dẻo dai của mạch máu, làm cho mạch máu không dễ vỡ; thứ sáu là rượu vang đỏ, nó chống lão hóa, ô-xy hóa, hạn chế bệnh tim, giảm huyết áp, giảm mỡ trong máu, song chỉ nên uống 50 đến 100cc/ngày, còn rượu trắng không nên uống quá 10cc, bia thì không quá 300cc…
Đấy là uống, còn ăn thì sao? Cũng ở các hội nghị quốc tế, người ta ít nói đến gạo, mà nhắc nhiều đến ngô, vì nó chứa một hàm lượng lớn các chất Lesetin, acid emolic, satosterol và vitamin E, giúp con người không bị huyết áp cao, không bị xơ vữa động mạch, mà ngô nấu thành cháo rất dễ ăn. Loại thứ hai là kiều mạch (một loại lúa mì), nó không chỉ giúp giảm huyết áp, giảm mỡ trong máu, giảm đường huyết, mà còn giảm ung thư đường ruột, dạ dày, trực tràng và kết tràng vì nó có 18% chất xơ. Loại thứ ba, là các củ, khoai lang, củ mài và khoải tây, những thứ này hấp thụ nước làm trơn đường ruột, không gây ung thư trực tràng và kết tràng, hấp thụ mỡ và đường, không gây bệnh tiểu đường, lại hấp thụ cả độc tố để không sinh ra viêm dạ dày và đường ruột. Loại thứ tư là yến mạch, người bị huyết áp cao rất nên ăn thứ này, vì nó cũng giảm mỡ trong máu. Loại thứ năm là kê. Sách cổ Trung Hoa đã nói kê trừ thấp, kiện tỳ và an thần nhiều rồi, nên nấu cháo kê mà ăn. Loại thứ sáu là đậu tương. Hầu như ai trong chúng ta cũng thiếu chất Protein, trong khi đó, một lạng đậu tương có hàm lượng Protein bằng hai lạng thịt nạc, 3 lạng trứng gà, 4 lạng gạo; nó còn có 5 chất chống ung thư, nhất là chất Flavonod - một chất phòng ngừa và điều trị ung thư tuyến vú rất hiệu quả. Loại thứ bảy là các loại rau, trong đó tốt nhất là cà rốt, cà rốt dưỡng mắt, bảo vệ niêm mạc, hạn chế cảm cúm, dưỡng da, nuôi tóc… Kế đến là bí đỏ, mướp đắng. Những thứ này kích thích tế bào vitamin sinh ra Insulin, hạn chế tiểu đường. Loại thứ tám là cà chua, nó chống ung thư, nhất là ung thư tử cung, buồng trứng, tụy, bàng quang và tiền liệt tuyến, song chớ ăn sống, phải ăn nóng, xào hoặc nấu với trứng gà là tốt nhất. Loại thứ chín là tỏi - “vua” chống ung thư đó, cách ăn là thái từng lát mỏng, để trong không khí 15 phút, rồi mới ăn, có không khí tác động mới sinh ra chất garlicin, đấy mới là chất chống ung thư. Loại thứ mười là mộc nhĩ đen, có tác dụng chống đông máu, chống đột quỵ; lạc cũng tác dụng vậy, song nhớ phải bỏ vỏ. Bây giờ, mới xin nói đến ăn thịt: có một lời khuyên thế này, nếu trên mâm cỗ có cả thịt bò và thịt lợn, thì nên ăn thịt lợn, vì bò hay bệnh, lại nhiều Cholesterol; nếu có lợn và dê, nên ăn dê; vừa dê vừa gà, nên ăn gà; gà và cá, nên ăn cá; cá và tôm, nên ăn tôm. Tại sao, động vật càng nhỏ thì Protein càng tốt. Ngay bữa cơm chỉ có cá với cá, hoặc tôm với tôm, thì cũng chọn con nhỏ, mà nên ăn cả đầu cả đuôi, vì hoạt tính ở đuôi và đầu.
Nhân nói về ăn, xin nhắc: ăn bảy phần mười là vừa no. Quốc tế còn có công thức 4:6 – nghĩa là ăn lương thực 4 phần, phụ 6 phần; ăn tinh 4, thì ăn xơ 6; ăn động vật 4, thì thực vật 6. Rong xoắn dinh dưỡng cao, một gam rong xoắn bằng 1000g rau tổng hợp. 8 g rong xoắn có thể duy trì sự sống 40 ngày, nó giúp giảm huyết áp, giảm bệnh máu, tim, não, hạn chế tiểu đường và viêm loét dạ dày, chống viêm gan, chống nhiễm xạ, mà nhiễm xạ ở đâu xa: máy vi tính, ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng, các loại đồ điện trong nhà đó thôi.
II. Vận động có ô-xy:
Hiện nay, nhiều người già có thói quen luyện tập vào buổi sớm, chưa chắc đã tốt hơn vào buổi tối, vì sớm dậy, quy luật của đồng hồ sinh học con người là thân nhiệt cao, huyết áp cao, hóc môn tuyến thượng thận cao gấp 4 lần buổi tối, vận động mạnh, dễ làm tim ngừng đập. Vả lại, sớm ra, chưa có mặt trời, không khí ô nhiễm chưa lắng xuống, trong đó có chất gây ung thư sẽ nhiễm vào phổi bạn, nhất là ở rừng cây thì rất nhiều khí
cacbonic. Do vậy, tôi khuyên người có tuổi nên luyện tập vào buổi tối, sau bữa ăn khoảng 45 phút, và chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng khoảng 20 phút. Tập phải xen với ngủ. Ngủ trưa cần lắm, song chớ ngủ quá một giờ, chớ chùm chăn kín đầu. Tối, nên ngủ từ 10 giờ 30. Nếu ngủ ngon giấc được từ 12 giờ đến 3 giờ sáng thì tuyệt nhất; trước khi ngủ có thể tắm nước nóng 400-500C, sẽ giúp giấc ngủ có chất lượng cao…
III. Trạng thái tâm lý:
Mốc thứ ba này rất quan trọng, trạng thái tâm lý không tốt, thì ăn + uống + tập mấy cũng vô ích. Phải kìm chế sự tức giận, mỗi khi tức giận, máu sẽ chảy rất chậm, dễ mắc khối u. Trường đại học Stanpho đã làm một thực nghiệm nổi tiếng: Lấy một cái ống đặt vào mũi cho bạn thở, sau đó đặt đầu ống còn lại vào trong băng tuyết 10 phút. Nếu như băng tuyết không biến màu, thì chứng tỏ bạn thanh thản; nếu là màu trắng, thì lòng bạn đang có điều gì áy náy; còn nếu là màu tím, thì là đang tức giận. Lấy 1-2ml màu tím ấy tiêm cho chuột, nó bị chết ngay. Thế mới nói tức giận dễ gây khối u. Thực nghiệm này được giải thưởng Nô-ben cơ đấy. Cơn giận mà quá 5 phút, thì máu sẽ tím bầm, thế là nó sinh chuyện. Bởi vậy, khuyên bạn chớ tức giận. Tâm lý học người ta cũng đã đề xuất ra 5 phương pháp tránh tức giận là: bỏ trốn, chuyển chỗ, phớt lờ, thăng hoa (bị phê bình thì càng làm tốt hơn), và thứ năm là “khống chế” - nghĩa là có bị chửi rủa, vẫn tươi cười…
Lại nói về cười, hay lắm đấy, “một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ” kia mà. Cười nhiều sẽ không mắc bệnh, không đau đầu, không đau lưng, bởi khi cười thì vi tuần hoàn tăng lên. Hay cười, còn có tác dụng đặc biệt tốt với đường hô hấp và đường tiêu hóa. Cười kích thích dưới của não, sinh ra mầm trong não, nó là thứ thuốc tễ thiên nhiên. Cười có lợi như vậy, sao ta không cười nhỉ?...
Nguyễn Phúc Ấm
(Lược theo bài nói chuyện của Giáo sư Tề Quốc Lực – Chủ nhiệm khoa Nội Bệnh viện nội trú Đại học y Bắc Kinh, Tổng biên tập tạp chí Y học nước ngoài của Trung Quốc)