Nhận thức được những tác hại rất lớn của thuốc lá đến sức khoẻ, kinh tế và môi trường sống của cộng đồng. Ngày 14-8-2000, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 12/2000/NQ-CP về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá với mục tiêu chung là giảm nhu cầu sử dụng, tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá, giảm các bệnh mắc và chết do tác hại của thuốc lá. Hàng năm trên thế giới có khoảng 5,4 triệu người chết do hút thuốc lá chủ động ( cứ 6,5 giây lại có thêm một người chết do hút thuốc) và khoảng 600.000 người chết do hút thuốc lá thụ động. Ước tính đến năm 2020 hàng năm sẽ có khoảng 8 triệu người chết do sử dụng thuốc lá, trong đó 70% số ca tử vong là từ các nước đang phát triển. Việt Nam là một trong số 15 nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới, có mức rủi ro về bệnh tật và tử vong do thuốc lá rất cao.Theo điều tra của Bộ Y tế năm 2001-2002, tỷ lệ hút thuốc lá của nước ta ở nam giới là 56,1% và phụ nữ là 1,8%. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ hút thuốc lá thụ động của nước ta cũng rất cao, có tới 95% người hút thuốc lá có thói quen hút thuốc lá trong nhà, 2/3 phụ nữ thường xuyên hít phải khói thuốc, 1/2 trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc là tại nhà, thời gian hút thuốc lá thụ động trung bình 26phút/ngày. Tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng là rất lớn nên trong “Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá” chính phủ đã đề ra các chính sách nhằm giảm sử dụng các sản phẩm thuốc lá bắng cách đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các cơ quan, công sở nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ. Đồng thời cũng đưa ra các chính sách nhằm giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá như : Quản lý chặt chẽ việc sản xuất thuốc lá , kinh doanh thuốc lá điếu , nghiêm cấm nhập khẩu thuốc lá điếu… Sau 10 năm thực hiện nghị quyết tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới có xu hưóng giảm khoảng 9% ( Từ 56,1% năm 2001 xuống còn 47.4% năm 2010). Đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá xuống dưới 2% ( 1,8% năm 2001 và 1,4% năm 2010). Môi trường không khói thuốc cũng được cải thiện đáng kể đặc biệt là trong trường học, bệnh viện, cơ quan công sở và trên các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên theo điều tra GATS năm 2010 cho thấy vẫn còn khoảng 55,9% ngưòi lao động ( tương đương 8 triêu người) hiện đang bị phơi nhiễm thụ động khói thuốc lá tại nơi làm việc. CÓ 73,1% ngưòi trưởng thành từ 15 tuổi trở lên ( tưong đương 47 triệu người) trả lời có bị tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Có thể nhận thấy thuốc lá vẫn là một sản phẩm gây nghiện cao và những thành quả lớn trong việc kiểm soát thuốc lá không thể có trong một sớm một chiều. Những kết quả đạt được đến nay là rất đáng khích lệ, song vẫn còn nhiều thách thức và tồn tại như : nguồn kinh phí dành cho truyền thông còn hạn hẹp, công tác quản lý khuyến mại, tài trợ các sản phẩm thuốc lá chưa tốt, Việc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng buôn lậu thuốc lá vẫn diễn ra phổ biến, thuốc lá vẫn được coi là nghành đem lại lợi nhuận cao … Hàng năm Việt Nam phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để mua thuốc hút đồng thời cũng bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để điều trị các bệnh do thuốc lá mang lại. Vì vậy trong thời gian tiếp theo Chính phủ cần có những chính sách biện pháp thi hành quyết liệt hơn để phòng chống tác hại của thuốc lá một cách toàn diện, mạnh mẽ và có hiệu quả. Đầu tư cho hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá là đầu tư cho tương lai và sự bền vững của quốc gia. Thanh Trà
Bài liên quan
Chú ý loãng xương ở người cao tuổi
06 Th11, 2024 - 15:26
Nguy hại từ đồ uống có đường
31 Th10, 2024 - 10:00
Chủ động phòng chống muỗi truyền bệnh
27 Th09, 2024 - 14:30
Mẹo làm phẳng nếp nhăn quần áo
21 Th08, 2024 - 10:00
Quy tắc “4 không nợ”
21 Th08, 2024 - 10:00
Lưu ý khi sinh hoạt tình dục ở tuổi già
21 Th08, 2024 - 09:59
Cảnh giác với dịch bệnh ho gà
21 Th08, 2024 - 09:59
Quy tắc 3 phút bạn nên biết
13 Th08, 2024 - 14:41