Các bạn đi Mỹ về, hầu như ai cũng kể về một công trình độc đáo ở Oa-sinh-tơn, đó là đài tưởng niệm các chiến binh Mỹ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Đài tưởng niệm không phải tháp cao, mà là một bia đá.

Sự độc đáo đó gây tò mò cho người nghe, cho nên trong chuyến đi Oa-sinh-tơn vừa rồi, nơi đầu tiên của nước Mỹ; khách Việt Nam đều gọi đó là tháp bút chì, bởi trông nó mỏng manh như chiếc bút chì dựng đứng. Điều đáng nói là quy định của Oa-sinh-tơn, tất cả kiến trúc ở thủ đô, không được cao hơn tháp bút chì này, nên nhà cửa thủ đô Mỹ rất nhẹ nhàng, mát mẻ.

Ngay sau khi đến thăm đài kỷ niệm Oa-sinh-tơn, chúng tôi đến thăm bia đá. Có thể gọi đây là bia đá, vì gồm những phiến đá cao 1,8m ghép lại với nhau tạo nên chiều dài của bia gần 100m. Đá màu đen, trên mặt bia khắc chữ trắng tên của 58 nghìn binh sĩ Mỹ đã chết trận ở Việt Nam. Ngay trước tấm bia dài ấy là con đường tuy không thật rộng, nhưng đủ không gian cho từng đoàn khách đi tham quan.

Hầu như khách đến Oa-sinh-tơn ai cũng tới thăm bia đá này, nên suốt ngày, khách qua lại trên đường trước bia đá rất đông. Mọi người đều đứng sát bia để đọc tên người được khắc màu trắng trên bia ấy. Và hầu như trên tay người nào cũng có máy ảnh nên chụp lia lịa và nhờ bạn cùng đi chụp lại cho mình hình đứng trên bia để ghi lại kỷ niệm nơi đã đến.

Hai phía đầu bia đều có một giá sắt, đặt trên đỉnh giá là một quyển sách rất dày, ghi tên đầy đủ 58 nghìn người trên bia. Sách được đặt trong hộp rất cẩn thận để tránh mưa gió.

Người đến thăm nói với nhau rất nhiều chuyện. Câu được nói ra cùng một nội dung, với giọng điệu cùng một tâm trạng:

  • Mỹ gây chiến với nhiều nước trên thế giới nhằm làm cho mình ngày một giàu lên để làm bá chủ thế giới. Hầu như Mỹ đã giành phần thắng hết cả, nhưng duy nhất cuộc chiến tranh gây ra trên đất Việt Nam là Mỹ bị thua. Bia ghi tên những người chết trận này là bằng chứng cho cuộc thất bại ấy.

Người dẫn đường chúng tôi đi tham quan kể rằng, Mỹ định lập tại Oa-sinh-tơn một nghĩa trang cho binh sĩ Mỹ tử trận, nhưng mất nhiều không gian quá, cuối cùng quyết định lập một đài tưởng niệm. Oa-sinh-tơn đã phát động, giống như một cuộc thi vẽ ý tưởng về đài tưởng niệm Mỹ. Cuối cùng hình tượng bia đá của nhà điêu khắc người Mỹ, gốc Trung Hoa tên là Mai Gia đã được chọn và hình thành bia đá dài như ngày nay.

Là những người Việt Nam, lại chính là những CCB đã từng cầm súng đánh Mỹ, trong cuộc chiến tranh ái quốc, bây giờ lại được nghe ngay trên đất Mỹ nhận xét đó, chúng tôi nhìn nhau cười. Vì chính chúng tôi đã chứng kiến Mỹ giúp chính quyền Sài Gòn đối đầu với dân Việt Nam. Quân đội Sài Gòn thua, Mỹ phải đem quân sang thế chân. Mỹ tưởng vũ khí hiện đại nhất thế giới trong tay người Mỹ sẽ bắt Việt cộng phải giơ tay đầu hàng; ai ngờ Mỹ thua, phải rút quân thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”. Kết cục, chính quyền Sài Gòn đã phải cúi đầu để Việt Nam thống nhất. Ý đồ biên giới Hoa Kỳ kéo dài tới tận vĩ tuyến 17 đã thất bại hoàn toàn.

Với chúng tôi, hàng bia giữa Oa-sinh-tơn kia là một đài chiến thắng. Chúng tôi nghĩ như vậy.

Chúng tôi được nghe kể lại rằng: Sau khi hàng bia kia được dựng lên, phơi bày sự đau xót ấy ra giữa mảnh đất thiêng nhạy cảm giữa Oa-sinh-tơn, nhiều người Mỹ thấy đau lòng, nhục nhã quá nên đề nghị chính quyền nghiên cứu lại. Trước tình hình ấy, chính quyền Oa-sinh-tơn đã cho dựng một cụm bốn tượng, có hai tượng đáng được kể, một là ba người lính thủy quân lục chiến đang hăng hái lên đường và tượng thứ hai là một người lính Mỹ bị thương, đang nằm trên tay người nữ cứu tương ngoài mặt trận.

Nguyên là người lính trên chiến trường đánh Mỹ, nay được chứng kiến toàn bộ khung cảnh đầy hoành tráng này, chúng tôi thầm hiểu đằng sau hàng bia và cụm tượng kia là sự phản kháng chiến tranh của nhân dân Mỹ trước biết bao cảnh đau thương mà Mỹ đã gây ra trên khắp thế gian này.

Và chúng tôi chợt nhớ, trên đất nước Việt Nam của chúng ta, có tới 3.000 nghĩa trang liệt sĩ, quả là chúng ta đã: “… sẵn sàng hi sinh tất cả để giành độc lập, tự do cho đất nước”. Đó là niềm tự hào, lòng quật cường của dân tộc ta trước bất cứ kẻ thù nào.

N.Q.H