Các chứng cứ và lập luận của anh ta đưa ra đã chẳng lừa được ai, có chăng, được một số kẻ phản động lưu vong ở nước ngoài tung hô coi đó là tiếng nói của một “nhà dân chủ”.

Vậy Phạm Hồng Sơn là ai? Anh ta chính là tội phạm mãn hạn tù, tháng 3-2002 bị tòa án tuyên phạt 5 năm tù về tội hoạt động gián điệp. Do Nhà nước ta có chính sách khoan hồng, nhân đạo, tháng 8-2006 anh ta được tha tù về sống với vợ con. Tưởng chừng sau khi phải ra tòa chịu tội về những hành động vi phạm pháp luật của mình, anh ta đã tỉnh ra và chấm dứt các hoạt động chống đối. Không ngờ, anh ta ngay lập tức lợi dụng cơ hội để lên tiếng vu cáo, xuyên tạc, tình hình đất nước. Gần đây, pháp luật Việt Nam đã xử lý đối với những kẻ đi ngược lại với lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân, như Trần Anh Kim ở Thái Bình; Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức ở TP Hồ Chí Minh… có hành vi chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Sự thật khách quan như vậy, nhưng gần đây Phạm Hồng Sơn trả lời phỏng vấn đài BBC lại cho rằng “không tin các nhân vật bất đồng chính kiến vừa bị bắt giữ trong thời gian qua là Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim đã nhận tội vì chịu thủ thuật tâm lý đặc biệt của cơ quan điều tra”. Phạm Hồng Sơn coi việc nhận tội của các bị án kia là do thuật thôi miên, rồi đến khi tòa án xét xử Phạm Hồng Sơn cũng cho rằng đó là phiền tòa chính trị và không được xử công khai.

Thật nực cười là Phạm Hồng Sơn đã cố tình không hiểu về pháp luật, bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 3 của Bộ luật Hình sự thì về nguyên tắc xử lý là: “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật…”.

Pháp luật rõ ràng như vậy mà Phạm Hồng Sơn còn cố tình nói ngược lại. Điều trớ trêu khi các bị án như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim... đều đã cúi đầu nhận tội trước tòa. Như vậy, không thể phủ nhận được rằng có ai đó dùng thủ thuật đặc biệt nào nhằm vô hiệu hóa các bị can. Phạm Hồng Sơn trả lời với cách nhìn cực đoan, bất chấp thực tế. Thật ngớ ngẩn, Phạm Hồng Sơn còn lớn tiếng nói rằng “tất cả các phiên tòa chính trị từ trước gần như 100% đều được công bố là xử công khai, nhưng thực tế tôi không kỳ vọng là công khai, bất kể vụ nào”. Câu nói này thể hiện Phạm Hồng Sơn là người ít am hiểu về pháp luật Việt Nam, bởi vì các quy định pháp luật hiện hành không có quy định nào đặt ra là phiên tòa chính trị như Phạm Hồng Sơn miêu tả ở phần trên, còn tòa án nhân dân các cấp xét xử công khai tất cả các vụ án được pháp luật quy định là điều tất yếu.

Có điều Phạm Hồng Sơn chưa tính toán hết là công cuộc đổi mới đất nước cùng tiến triển tốt, càng thu được nhiều thành tựu thì “nhà dân chủ” như anh ta khó bề hoạt động. Phong trào dân chủ có lẽ còn lại mấy kẻ “bất mãn, bất đồng” trong nước sát cánh với mấy kẻ lưu vong, phản động người Việt ở nước ngoài tung tin xằng bậy. Anh ta chỉ lặp lại vở diễn của một số nhân vật bất đồng chính kiến: bực dọc, mâu thuẫn ở trong nước, tìm cách đến với đài, báo phương Tây làm rùm beng một hồi rồi sau đó chìm vào quên lãng…

Những người như Phạm Hồng Sơn trong tay giới truyền thông phương Tây chẳng qua cũng chỉ là món hàng, họ lật qua, lật lại nếu dùng được thì xài tạm, xài chán rồi bỏ.

Nuôi dưỡng những người bất đồng chính kiến sở tại, dùng những người này như công cụ kích động, phá hoại ổn định chính trị trong mỗi quốc gia đó là thủ đoạn quá quen thuộc trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Giới truyền thông phương Tây thường không bỏ qua cơ hội khai thác những nhân vật của cái gọi là “dân chủ” và Phạm Hồng Sơn muốn sắm vai đó, nhưng câu chuyện của anh ta chẳng được ngon lành cho lắm.

Minh Tuấn