Bệnh nhân được ghép tim lần đầu tiên tại Việt Nam là anh Bùi Văn Nam, 48 tuổi (trú tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định). Bệnh nhân này bị bệnh cơ tim thể giãn, suy tim độ 4, rất nặng, nếu không được ghép tim nguy cơ tử vong cao. Đến nay, ca ghép tim được đánh giá thành công, khi đến nay, bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, các chỉ số sau ghép tốt.
Ca ghép được thực hiện trong gần 2 giờ đồng hồ, với sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia tim mạch đến từ một bệnh viện Đài Loan và bác sĩ của5 bệnh viện lớn như Việt Đức, Tim Quốc gia, Tim Hà Nội, Bệnh viện TƯ Quân đội 108, bệnh viện Nhi TƯ.
Trước đó, tại hội nghị quốc tế Việt- Đức về “Những tiến bộ trong phẫu thuật, can thiệp tim mạch” diễn ra hồi cuối tháng 3, đã chọn được 10 người suy tim nặng (nếu không được ghép tim kịp thời chắc chắn tử vong) đủ tiêu chuẩn nhận ghép tim, và đây là ca bệnh may mắn đầu tiên tìm được nguồn tim hiến và ca ghép đã diễn ra thành công.
Nhiều năm trước, bệnh viện đã thực hiện rất nhiều ca ghép tim đồng loại trên lợn để làm thực hành kỹ thuật ghép. Song, khó nhất đối với ghép tim tại Việt Nam hiện nay là việc vận động gia đình có người thân bị chết não hiến tặng tim.“Không giống như ghép tạng khác như ghép gan, ghép thận, có thể lấy một phần gan, một quả thận của người cho họ vẫn sống bình thường. Còn trái tim thì chỉ có một, nếu cho đi trái tim để ghép cho một bệnh nhân nặng, hồi sinh một sự sống mới thì người cho cũng vĩnh viễn từ giã cõi đời. Vì thế, để tìm nguồn tim hiến không đơn giản, mà hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hiến người chết não. Từ ca hiến tim đầu tiên được ghép thành công này, hi vọng người dân sẽ cởi mở hơn trước vấn đề cho, hiến tạng, để có thể mang lại sự sống cho người bệnh khác, khi không may mắn, thân nhân của mình không thể qua khỏi vì bệnh trọng.
Được biết, chỉ định ghép tim ở nhiều nước trên thế giới ưu tiên đối tượng trẻ tuổi vì kết quả ghép tim ở những người trẻ trên thế giới rất khả quan. Với lứa tuổi dưới 18, có tới trên 40% số bệnh sau ghép đã sống thêm 22 năm.
Quỳnh Anh (TH)