Bắt đầu từ cơ sở vật chất giao thông. Đó là cơ sở hạ tầng, là đường làng, tỉnh lộ, quốc lộ. Bên cạnh những con lộ được nâng cấp, rất nhiều con đường bị xuống cấp nghiêm trọng, trở nên chật chội so với lưu lượng xe quá đông. Nên chăng bắt đầu từ mở rộng nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông.
Đó là nguyên nhân quan trọng. Nhưng đó có phải là tất cả những nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông? Vẫn còn đó những xe ba gác trở hàng quá khổ trên quốc lộ 30, tỉnh Đồng Thấp rất nguy hiểm ( theo Trần Trọng Trung tỉnh Đồng Tháp). Vẫn còn đó những chuyến xe chở hàng cồng kềnh trên những con đường rất xấu ở làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh; nạn rải đinh trên quốc lộ 18A, đoạn Bắc Ninh - Nội Bài gây cho người tham gia giao thông không biết bao nhiêu tai nạn và sự tốn kém (theo Phạm Trọng Chính, Hà Nội). Ở quận Hà Đông, TP Hà Nội, người tham gia giao thông quá xem thường hệ thống đèn tín hiệu, đèn đỏ vẫn cứ đi…
Như thế đủ thấy tai nạn giao thông tăng lên không phải chỉ do hạ tầng cơ sở giao thông kém, cái chính là do ý thức của người tham gia giao thông. Mọi người, mọi phương tiện giao thông đều phải bình đẳng trước luật giao thông không thể “cậy lớn bắt nạt bé”, “cậy bé bắt nạt lớn”. Văn hoá giao thông là gì? Là người tham gia giao thông tự giác chấp hành luật giao thông.
Cùng với văn hoá giao thông là các biện pháp giáo dục, chế tài xử phạt nghiêm khắc, hợp lý…
Có như vậy tháng văn hoá giao thông mới thực sự là văn hoá giao thông. Ảnh trên: Tình trạng giao thông lộn xộn ở Hà Nội Đỗ Tất Thắng