Dẫu chiến tranh đã đi qua mấy chục năm nhưng với không ít người, dường như nỗi đau vẫn còn đó. Cuộc chiến đấu với đạn bom, khói lửa giờ đây đã trở thành ký ức nhưng sự mất mát, giọt nước mắt đau thương vẫn lẩn khuất đâu đó trong tim những người lính trở về sau cuộc chiến.
Ông Nguyễn Đức Dũng sinh năm 1944, xã Mai Phụ,huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1965, ông xung phong lên đường nhập ngũ. Suốt quãng thời gian từ năm 1965 - 1970, ông chiến đấu và công tác tại các đơn vị thuộc quân khu 4,chiến đấu khu vực Hạ Lào-Trung Lào. Năm 1970, do bị thương nên sức khỏe ông giảm sút, ông xuất ngủ trở về địa phương tuy bản thân ông cũng như các đồng đội khác luôn muốn ở lại chiến đấu cho đến ngày toàn thắng. Trong hành trang trở về, ngoài mấy bộ quân tư trang và vết thương chiến tranh cùng nỗi nhớ thương đồng đội những người đã nằm lại nơi chiến trường.
Rồi ông xây dựng gia đình với bà Phạm Thị Hương, người nữ dân quân gan dạ cùng quê. Sau ngày cưới, ông được gia đình cho một mãnh vườn nhỏ và 3 gian nhà làm tạm bằng tre nứa… Đó là thời gian ông nếm trải, thấm thía hết những khó khăn, vất vả của người lính trở về sau chiến tranh. Không lâu sau đó, vợ chồng ông và gia đình vui mừng khi đứa con trai tên Nguyễn Đức Hiền chào đời vào cuối năm 1971, niềm vui ngắn ngủi khi được vài tháng con ông (Hiền )bỗng dưng co quắp,chân tay teo tóp…Cuộc sống khó khăn trăm bề, ngoài vài đồng chế độ và mấy sào ruộng khoán, dù vợ chồng ông đưa con đi chạy chữa khắm nơi nhưng đều không hiệu quả. Nguy hiểm hơn, càng lớn thì con ông không thể ngồi được nữa mãi sau này ông mới biết con của mình bị phơi nhiễm chất độc hóa học khi ông chiến đấu ở chiến trường, nước mắt ông đã rơi khi nhìn đứa con tật nguyền mà chính quân thù đã deo rắc.
Ông Dũng tâm sự: “Cả cuộc đời tôi đi kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rời quân ngũ về địa phương với thương tật trên mình, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn,vợ tôi thì đau yếu quanh năm. Nhiều khi trái gió trở trời, vết thương tái phát thằng Hiền cũng đau luôn mà nó lại không ngồi được, chỉ đứng và đi lại bằng gậy. Mong rằng, các cấp các nghành tạo điều kiện giúp cho con tôi một chiếc xe lăn để nó tiện đi lại”
Bà Nguyễn Thị Nhạ, vừa là anh em vừa là hàng xóm nhà ông Dũng cho biết: “Cũng thương vợ chồng ông lắm, ngoài và đồng trợ cấp và ít sào ruộng ngoài ra không có gì thu nhập thêm nên cụng khó khăn. Ở đây,chúng tôi ai cũng vất vã cả nên không giúp được gì nhiều”.
Chia sẻ những khó khăn, vất vã của gia đình ông Dũng, Chủ tịch UBND xã Mai Phụ Nguyễn Xuân Bắc thông tin: "Ông Dũng đi lính kháng chiến chống Mỹ về, là thương binh. Hoàn cảnh gia đình ông chính quyền hết sức quan tâm,thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, đặc biệt khi có bất kỳ chế độ gì hay các đoàn tặng quà thì gia đình ông luôn được ưu tiên trước."
Chia tay gia đình ông, chúng tôi những người làm báo đã tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng với những người cựu binh đã trải qua cuộc chiến như ông Dũng thì càng thấm thía một điều, có được hòa bình thì các thế hệ cha ông phải đánh đổi bằng xương máu. Mong rằng, rồi đây cuộc sống gia đình ông ngày khá hơn và con của ông anh Hiền sẽ có một chiếc xe lăn như mong ước cuối đời của ông một người lính già.
Văn Hảo