Luật người cao tuổi; Luật khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2006 và Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố ngày 4/12/2009.
Luật khám bệnh, chữa bệnh gồm 9 chương và 91 điều quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) và cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđiều kiện đối với người hành nghề KBCB; quy định chuyên môn kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong KBCB; giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp và điều kiện bảo đảm công tác KBCB, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Đây là đạo luật đầu tiên về KBCB, một vấn đề then chốt trong hoạt động y tế.
Luật đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về KBCB,về cơ bản đã đạt được các mục đích đặt ra. Đó là bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh; nâng cao chất lượng KBCB; giảm phiền hà cho người bệnh; nâng cao tính sẵn có trong việc tiếp cận các dịch vụ KBCB; xác định nền tảng cho sự phát triển y học thực chứng vì quyền lợi của người bệnh và là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa người bệnh với người hành nghề và với cơ sở KBCB.
Luật người cao tuổi (NCT) gồm 6 chương, 31 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của NCT; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò NCT; Hội NCT Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010. NCT được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Về cơ bản Luật NCT đã thể chế hóa được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về NCT một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện. Việc công bố Luậtlà sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với NCT nước ta mà còn có ý nghĩa lớn trong việc quan tâm giải quyết vấn đề an sinh xã hội ở nước ta hiện nay. Luật ban hành đã tạo dựng được hệ thống chính sách đảm bảo cho các hoạt động của NCT, khuyến khích sự quan tâm rộng rãi của các tổ chức, cá nhân nhằm xã hội hóa công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT.
Quỳnh Anh (TH)