Một quan chức cấp cao thân cận với ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói những điểm giống nhau ám chỉ rằng công nghệ Mikoyan có thể được chuyển cho phía các nhà thiết kế vũ khí Trung Quốc.
Liên hiệp hàng không Nga (UAC), cơ quan giám sát việc chế tạo máy bay Mikoyan, đã bác bỏ mọi cáo buộc về việc chuyển giao công nghệ hay thiết kế cho phía Trung Quốc.
Hiện thế giới chỉ có Mỹ mới có chiến đấu cơ thế tàng hình hệ thứ 5, F-22 Raptor, trong biên chế hoạt động. Loại máy bay này gần như không thể bị radar phát hiện. CònNga sẽ bắt đầu chế tạo hàng loạt dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 trong 5-7 năm tới.
Việc Trung Quốc cókhả năngchế tạo một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có thể đưa nước này vào nhóm các cường quốc quân sự của thế giới, mặc dù các nhà phân tích nói rằng nước này sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện chiếc J-20.
Một nguồn tin cho biết các quan chức Trung Quốc đã được mời tới buổi trình diễn đầu tiên của Mikoyan khi Nga trong giai đoạn đầu chế tạo một chiếc máy bay chiến đấu nhằm cạnh tranh với chiếc F-22 Raptor của Mỹ.
Sukhoi, nhà thiết kế đối thủ Mikoyan, cuối cùng đã nhận được hợp đồng nhằm chế tạo một máy bay chiến đấu và dự án Mikoyan 1.44 đã bị hủy bỏ.
Nga, nhà sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới, đã cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho Trung Quốc, nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, trong sự đi lên của Trung Quốcđể trở thành cường quốc toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn vượt Nga về chi tiêu quốc phòng, vốn chỉ đứng sau Mỹ trong năm 2010.
Nga-Trung có mối quan hệ thân thiết, nhưng trong một dấu hiệu cho thấy hai bên nghi ngờ lẫn nhau, Mátxcơva đang đẩy mạnh khả quân sự tại vùng Viễn Đôngnhằm bảo vệ chủ quyền của nước này tại vùng Siberia giàu dầu mỏ.
Trung Quốc, từng là nước mua nhiều xe tăng, trực thăng và máy bay chiến đấu của Nga, đã dần mua chậm lại các vũ khí từ Mátxcơva vì khả năng tự sản xuất của Trung Quốc gia tăng, nhưng quan hệ quốc phòng giữa 2 nước vẫn ổn định.
Quỳnh Anh (TH)