Ðối với thí sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên, học ba năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và Quyết định số 293/QÐ-TTg; thí sinh là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 2123/QÐ-TTg và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ được xét tuyển thẳng vào ÐH, CÐ nhưng phải học bổ sung kiến thức một năm học trước khi vào học chính thức.

Ngoài ra, các trường ÐH, CÐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên, học ba năm và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh thuộc khu vực này (trừ những thí sinh đã được xét tuyển thẳng vào ÐH, CÐ theo quy định trên) có kết quả thi thấp hơn điểm sàn một điểm và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức.

Riêng thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CÐ nghề, CÐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng, có nguyện vọng học liên thông lên CÐ, ÐH theo hình thức chính quy phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi và thi theo đề thi chung của Bộ GD và ÐT...

  • Bộ GD và ÐT cũng ban hành thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, điểm mới của kỳ thi năm nay, ngoài các vật dụng được phép mang vào phòng thi, thí sinh còn được mang các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận đuợc tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Bộ GD và ÐT cũng quy định nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi là Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT T.Ư hoặc Ban Chỉ đạo thi các tỉnh, thành phố, thanh tra giáo dục các cấp. Ðối với tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế thi thì phải tổ chức việc tiếp nhận thông tin, bảo quản bằng chứng theo quy định; xác minh tính xác thực của thông tin và bằng chứng theo thẩm quyền hoặc chuyển thông tin, bằng chứng đến cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý.

Theo NDĐT (TH)