Thậm chí nếu ngay bây giờ nhân loại ngưng sản xuấtthêm các loại rác như mảnh vụn của các hỏa tiễnhoặc của các vệ tinh đã bị phế thải, thì sự nguy hiểm vẫn ngày một tăng. Theo sự tính toán của các chuyên gia ESA, hiện nay có khoảng 12.500 mẩu rác>10 cm và khoảng 600.000 vụn rác >1 cm đang bay vô định trong không gian.
Đãcó khoảng 300 chuyên gia thuộc 20 quốc gia đến thảo luận tại Darmstadt, Đức, để tìm một giải pháp đối phó với các loại rác vũ trụ này.Các chuyên giađã đưa ra những đề nghị, ví dụ như tất cả các vệ tinh phảiđược thiết kế như thế nàođóđể sau khikhông còn hoạt động nữa thì hoặcsẽ tự động cháy tiêu rụi trên không trung; hoặc sẽ được dắt về một nơi gọi là "nghĩa địa không gian". Cũng có người đề nghị rằng: theo dõicác rác vũ trụnguy hiểm bằng radar và viễn vọng kính từ trái đất để rồi hủy diệt chúng khi thuận tiện, v.v... Tất cả nhữngđề nghịđưa ra đều rất tốn kém nếu phải thực hiện,có thểlênđến vài trăm triệuEuros. Nhưng khi biết chắc chắnrằng các mẩu rác vũ trụ có thể gây tê liệt hoàn toàn ngành Không Giancủa cả thế giới thìESA không còn một lựa chọn nào khác.
National Security Space Office (NSSO) Hoa kỳ cũng tỏ ý lo ngại và cho biết bắt đầu từ tháng Mười năm nay sẽ theo dõi sát khoảng 800 vệ tinh -hiện nay chỉđộ300- đang hoạt động để tránh trường hợp va chạm và nổ tung thành vô vàn mảnh vụn (nghĩa là cũng trở thành rác vũ trụ)như hồi tháng Hai vừa qua. Nhưng chưa biết "đào đâu ra" chi phí và nhân lực để có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa các rác vũ trụ nguy hiểm.
Hoàng Linh (Theo khoa học@đời sống)