<!-- st1\:*{behavior:url(#ieooui) } -->   <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->   <!-- /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} -->  Khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đã nói lên vai trò quan trọng của trẻ em đối với mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới, tham gia phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào năm 1990.

Từ đó tới nay, Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách, chương trình chăm lo, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền lợi cơ bản. Hơn nữa, nhờ chủ trương xã hội hóa việc chăm sóc trẻ em, chính quyền, đoàn thể, nhân dân các địa phương đã huy động được nguồn lực lớn của cộng đồng, giúp đỡ, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em nghèo.

Hội Chữ thập đỏ huyện Phúc Thọ, Hà Nội, nhiều năm qua thường xuyên đỡ đần các cháu mồ côi cha mẹ: Phối hợp với lực lượng xã hội, dành gần 60 triệu đồng giúp 36 cháu có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi, tặng quà cho bốn cháu bị tim bẩm sinh, mắc bệnh hiểm nghèo ở các xã Ngọc Tảo, Võng Xuyên, thị trấn Phúc Thọ và 15 cháu là con hội viên Hội Người mù, với số tiền lên tới 1 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội còn vận động 15 trường trong huyện nhận đỡ đầu 15 cháu mồ côi, 53 học sinh nghèo với số tiền gần 10 triệu đồng.

Đại đức Thích Nguyên Ngọc, trụ trì chùa Long Hòa, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đi vận động các nhà hảo tâm được 3 tỷ đồng, giúp hơn 100 cháu nghèo, bị bệnh tật ở 3 huyện Trà Cú, Cầu Kè, Tiểu Cần. Một lần, trong huyện Trà Cú có cháu bé 6 tuổi bị sốt cao và tử vong vì không có xe ô tô chuyển lên bệnh viện kịp thời. Đại đức xúc động, sau đó khẩn trương đi quyên góp tiền, mua một xe Toyota 12 chỗ ngồi làm phương tiện chuyển viện cho các cháu và nhân dân bị ốm ở địa phương.

Bên cạnh việc chăm lo, giúp đỡ về vật chất, nhiều đoàn thể, tổ chức còn giúp đỡ, giáo dục các cháu về đời sống tinh thần. Thời gian qua và hiện nay, Hội CCB, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ đã có nhiều hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi như: Kể chuyện truyền thống, tham quan các danh thắng lịch sử, tổ chức trại hè, thăm hỏi các gia đình thương binh, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, qua đó, giúp các cháu noi gương cha ông, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi của gia đình, nhà trường và xã hội. Ở các tỉnh Bến Tre, Bình Định, Quảng Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, hàng nghìn CCB có nhiều biện pháp thu hút, tập hợp giáo dục các cháu chậm tiến đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, hiện nay việc chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn những khiếm khuyết khiến mọi người phải day dứt, trăn trở và đau lòng. Trên 63 tỉnh, thành, hiện có 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (mồ côi, khuyết tật, lang thang, nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin) và gần 5 triệu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Đó là những cháu bị bắt cóc, buôn bán, ngược đãi, bạo hành, xâm hại tình dục… Hằng ngày, các cháu không được hưởng quyền cơ bản là học hành, vui chơi, giải trí mà phải vào đời sớm, lang thang trên hè phố để kiếm sống hoặc làm thuê, bị bóc lột sức lao động với đồng lương rẻ mạt. Đáng chú ý là, ở một số tỉnh, thành như Cà Mau, Đồng Nai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… nhiều cháu bị chủ ngược đãi, hành hạ dã man, không có nhân tính như báo chí đã phản ánh. Những chuyện đau lòng về bé Hào Anh, làm thuê ở trại tôm giống Minh Đức (Cà Mau), do vợ chồng Giang – Thơm hành hạ con trẻ như tội ác thời Trung cổ; chuyện cháu bé vài ba tuổi bị đánh đập ở nhà trẻ tư nhân, tỉnh Đồng Nai; và chuyện những cháu giúp việc ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, bị chủ xâm hại thân thể… đều bị dư luận kịch liệt lên án.

Một hiện trạng khác, hiện nay, mặc dù Nhà nước và các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể đã quan tâm, dành nguồn ngân sách khá lớn để xây dựng môi trường sống an toàn, điểm vui chơi lành mạnh cho trẻ em nhưng trên thực tế, cơ hội các cháu được hưởng các dịch vụ xã hội chưa đồng đều; thậm chí còn thiếu sự bình đẳng. Thường thì ở các đô thị lớn, trẻ em có điều kiện thụ hưởng các quyền trẻ em tốt hơn các cháu ở nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Chính vì thiếu môi trường sống an toàn nên ở một số địa phương, các cháu dễ gặp rủi ro, dẫn đến các tai nạn như bị chết đuối, bị điện giật, bị ngộ độc thực phẩm và gặp tai nạn giao thông khi đến trường.

Từ những thực tế trên và bức xúc của dư luận nhân dân trong cả nước, năm nay, trong dịp kỷ niệm Ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 và Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề: “Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em”, nhắc nhở Đảng ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, nhà trường, gia đình và xã hội, phải nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm; có nhiều hình thức, biện pháp và hành động giáo dục, chăm sóc cũng như bảo vệ thế hệ mầm non của Tổ quốc. Các hoạt động: “Vòng tay nhân ái”, “Nhịp cầu yêu thương”, “Trách nhiệm và tình thương”… đang phát triển ở khắp nơi, góp phần tạo môi trường sống an toàn, bình đẳng cho trẻ em, nguồn lực dồi dào của tương lai đất nước và thế giới ngày mai.

CCB Việt Nam