TheoNghị định 89/2009/NĐ-CP về hoạt động đối ngoại biên phòng, ban hành ngày 19/10/2009, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạtđộngđối ngoại biên phòng*.*Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại biên phòng và phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan liên quan về nghiệp vụ hoạt động đối ngoại biên phòng. Hai Bộ này có trách nhiệm phối hợp đề xuất chủ trương, chính sách về hoạt động đối ngoại biên phòng và tham gia các đoàn đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia...
Hoạt động đối ngoại biên phòng gồm việc thực hiện và tham gia đàm phán, trao đổi, hội đàm định kỳ hoặc đột xuất với các cơ quan hữu quan tương ứng của nước láng giềng về tình hình thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới, các thỏa thuận về công tác biên phòng, hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới... Hoạt động đối ngoại biên phòng còn bao gồm việc phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng trong quản lý, bảo vệ biên giới; kịp thời phát hiện, giải quyết có hiệu quả hoạt động xâm canh, xâm cư, vượt biên trái phép, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, chất ma túy, buôn bán người qua biên giới, hoạt động rửa tiền, khủng bố và các hoạt động tuyên truyền kích động gây rối an ninh... Hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bình đẳng, hữu nghị và cùng có lợi. Khi thực hiện hoạt động đối ngoại biên phòng, phải tuyệt đối giữ bí mật nhà nước, bí mật quốc phòng, an ninh. Nghiêm cấm mọi quan hệ trái phép, phát ngôn làm lộ bí mật nhà nước, làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng. Không được lợi dụng quan hệ đối ngoại để buôn bán, trao đổi, tặng, biếu và nhận quà nhằm mục đích trục lợi. (theo Chinhphu.vn) Xương Giang