Vua Charles Đệ nhị.
Ấy thế mà dòng họ Habsburg sau hơn 6 thế kỷ cai quản đã bị lụi tàn, mà Charles Đệ nhị là vị vua cuối cùng của triều đại băng hà vào năm 1700, ở tuổi 39. Sử sách mô tả ông là người nhỏ bé, lại luôn đau ốm. Ngoài bệnh tiêu hoá Charles Đệ nhị còn mắc các bệnh đi tiểu ra máu và vô sinh. Ngày từ thuở nhỏ người ta đã quan sát thấy những dấu hiệu phát triển bất thường của ông, như 4 tuổi mới biết nói, 8 tuổi mới biết đi…
Nguyên nhân chính dẫn đến sụp đổ của Vương triều Habsburg và số phận đau khổ của vua Charles Đệ nhị đã được các nhà khoa học giải thích là do hôn nhân cận huyết. Đây vốn không phải là điều lạ với các hoàng gia Châu Âu thời bấy giờ, do khoa học chưa phát triển, không cảnh báo được hậu quả của hôn nhân cận huyết, nhất là với những người, dòng họ đảm trách những công việc nặng nhọc, làm việc trí não nhiều rất nhanh bị suy sụp.
Khi Philip Đệ nhất sáng lập ra vương triều Habsburg vào năm 1516, lo sợ ngai vàng quyền lực của mình sẽ một ngày bị rơi vào tay kẻ khác nếu kết hôn với người ngoài, nên quy định lấy nhau trong dòng tộc. Theo thống kê, Vương triều Habsburg có 9/16 đời vua kết hôn với các phụ nữ trong dòng tộc, thậm chí giữa cháu và bác ruột; hai anh em họ…
Các bằng chứng khoa học về gen đã cho thấy việc các vị hoàng đế của vương triều Habsburg đã tạo ra một hậu quả vô cùng đáng sợ khi những đứa trẻ sinh ra trong hoàng tộc luôn bị mắc các chứng thiểu năng trí tuệ, dị dạng thân hình hoặc chết non. Vị vua cuối cùng của dòng họ Habsburg tuy đã cố gắng kết hôn hai lần nhưng cũng không thể có con vì chứng vô sinh của mình.
Theo thống kê của các nhà sử học, trong suốt thời gian Vương triều Habsburg tại vị, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh chỉ sống được dưới 20 tháng trong dòng họ Habsburg lên đến 60%; 50% chết trước khi 10 tuổi…
Bài học từ sự diệt vong của Vương triều Habsburg đã giúp ngay sau đó hầu hết các nước trên thế giới ra Luật, hoặc Điều luật về cấm kết hôn cận huyết.
Đáng tiếc, sống ở thế kỷ thứ XXI, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ngày nay, vẫn có những người, thậm chí một nhóm người, một dòng họ còn kết hôn cận huyết thống - mà Việt Nam cũng là một trong những nước cá biệt có vùng nằm trong số đó.
Hoàng Minh