*Cô Trần Thị Kim Thuận (Long Biên, Hà Nội) đang xem hàng tại Hội chợ.*Hội chợ là hoạt động góp phần quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa, các sản phẩm đặc trưng của các dân tộc, làng nghề Việt Nam đến du khách gần xa. Thông qua hội chợ, các nhóm sản xuất không chỉ có cơ hội bán hàng, trình diễn kỹ năng làm nghề mà còn có dịp giao lưu trực tiếp với du khách và hiểu kỹ hơn về thị hiếu, thói quen tiêu dùng của họ.
Hội chợ Hàng thủ công truyền thống 2017 quy tụ các gian hàng thủ công, các sản phẩm truyền thống của nhiều dân tộc như: Thái, Mông, Tày, Dao... và nhóm làng nghề, nhóm sản phẩm của người khuyết tật đến từ mọi miền đất nước. Năm nay, hội chợ có 47 quầy hàng, trong đó có 23 quầy thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, 24 quầy thuộc về các nhóm khuyết tật và làng nghề truyền thống. Hàng hóa bày tại mỗi gian hàng khá đa dạng, mang nét văn hóa đặc trưng cho từng dân tộc, vùng miền.
Đến tham quan và mua sắm tại hội trợ, chị Hoàng Thị Mai Hương (Mỹ Đình, Hà Nôi) cho biết: “Cầm những sản phẩm do chính tay bà con vùng cao sản xuất, làm cho chúng ta hiểu được những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Đây cũng là dịp tốt để quảng bá những giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ”.
Có mặt từ rất sớm, cô Trần Thị Kim Thuận (Long Biên, Hà Nội) đang chọn cho mình những tấm vải tại gian hàng của người Dao Đỏ, xã Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) cho biết: “Đây là dịp để quảng bá sản phẩm do chính tay các chị em phụ nữ dân tộc làm ra đến tận tay người tiêu dùng, đồng thời cũng là cơ hội để những khách hàng trong nước nói chung, đặc biệt là những du khách nước ngoài, dễ dàng mua được những sản phẩm ưng ý mà không cần đến tận vùng sâu, vùng xa...”.

Chúng tôi xin chuyển đến bạn đọc những hình ảnh do phóng viên ghi lại được tại Hội chợ.

Những tiết mục văn nghệ do người dân tộc biểu diễn tại Hội trợ.



Niềm vui của những người dân tộc khi giới thiệu sản phẩm đến khách thăm quan.

Rất đông khánh nước ngoài thăm quan và mua sắm tại Hội chợ.

Thành An