Mức phạt đối với thành viên trong phi hành đoàn nghe điện thoại hoặc sử dụng các thiết bị thu phát sóng, thiết bị điện tử cao gấp 5-10 lần so với hành khách, tức khoảng 5-10 triệu đồng.
Dù được hướng cụ thể, song trên nhiều chuyến bay vẫn còn xuất hiện trường hợp hành khách cố tình không tắt điện thoại. Trong khi đó, điện thoại di động được coi là thiết bị gây nhiễu sóng, có thể làm sai lệch chỉ dẫn, ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng không. Chính vì thế, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đều đặt lệnh cấm khách hàng sử dụng điện thoại di động trên máy bay.
Nghị định 60 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng vừa Chính phủ phê duyệt cũng quy định, các trường hợp hút thuốc lá trong phòng vệ sinh hoặc một số vị trí khác trên máy bay, lấy trộm áo phao dùng cho hành khách sẽ bị phạt 500.000-1.000.000 đồng.
Đối với các trường hợp hành khách làm hỏng các thiết bị an toàn, hỏng tàu bay, cánh máy bay, động cơ, cánh quạt... mức phạt sẽ là từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Các trường hợp hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay, mức phạt sẽ tăng lên, khoảng 10-20 triệu đồng. Đối với các trường hợp tung tin hoặc cung cấp thông sai về việc có bom, lựu đạn... có thể uy hiếp an toàn máy bay trên mặt đất cũng bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Những hành vi khác có tính chất gây uy hiếp an toàn khi máy bay đang bay có mức phạt cao hơn, khoảng 20-30 triệu đồng.
Nghị định cũng bổ sung một số trường hợp vào diện bị xử phạt với mức từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người thả chim, vật nuôi, gia súc, đổ phế liệu và cảng, sân bay... Mức phạt được nâng lên từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với các trường hợp làm hư hại các ký hiệu, thiết bị trong sân bay. Đối với các trường hợp không báo cáo về các sự cố, tai nạn, hỏng hóc máy bay, mức phạt vào khoảng 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Quỳnh Anh (TH)