Đây sẽ là sự kiện mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tên gọi của lễ hội này là "Festival Cồng chiêng Quốc tế Gia Lai - Việt Nam lần thứ nhất". Tham dự lễ hội có 31 đội cồng, chiêng đến từ các tỉnh thành trong cả nước và 6 đoàn quốc tế chủ yếu đến từ các nước Đông Nam Á như: Lào, Malaysia, Campuchia, Indonesia... Để người xem có thể thưởng thức và cảm nhận sâu sắc những giai điệu và âm thanh rộn rã của cồng chiêng, Ban tổ chức sẽ dựng nguyên bản lễ hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên và hạn chế tối đa việc “sân khấu hóa” trong trình diễn.

Tiếng cồng đánh dấu những thời điểm quan trọng của đời người: khi đứa trẻ vừa ra đời, người ta đã đem cồng đến đánh bên tai nó, gọi là lễ thổi tai; chiêng cồng luôn có mặt trong các lễ cúng từ khi con người còn là thai nhi trong bụng mẹ cho tới khi vĩnh biệt cuộc đời. Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh, giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất*. * Đánh cho ma quỉ mải nghe đến quên làm hại người*. * (Trường ca Đam San)** Qua những nghiên cứu từ cách đây 25 năm và những hội thảo khoa học cồng chiêng, Giáo sư Jose Macéda (người Philipin), Uỷ viên Hội đồng quốc tế Âm nhạc (CIM), cho rằng: Tây Nguyên là chiếc nôi của cồng chiêng Đông Nam Á.

Sau đây những hình ảnh về cồng chiêng của một số nước trong khu vực Đông Nam Á: ![](/Pictures/congchieng/cong chieng tay nguyen.jpg) * Cồng chiêng Tây Nguyên.* ![](/Pictures/congchieng/cong lao.jpg) Lào ![](/Pictures/congchieng/gong campuchia.jpg) Campuchia ![](/Pictures/congchieng/gong Mianma.jpg) Myanma ![](/Pictures/congchieng/gong philippin.jpg) Philippin ![](/Pictures/congchieng/gong thai.jpg) Thái Lan

xml:namespace??**

xml:namespace??

Thanh Hương