Mặc cho việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức các phiên đấu thầu vàng và cho4 Ngân hàng thương mại (NHTM) lớn vào bán vàng, nhưng dường như cơn khát vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Vậy tại sao? Còn nhớ,năm 2011, bất chấp giá vàng thế giới và sự nỗ lực can thiệp của NHNN,thị trường vàng nước ta đã có những cơn sốt cũng khá căng thẳng. Lúc bây giờ Thống đốc NHNN -ông Nguyễn Văn Bình đã có một chủ trương đúng đắn là lấy thương hiệu vàng miếng SJC trở thành thương hiệu vàng Quốc gia để can thiệp vào thị trường vàng đang hỗn loạn.

Lý giải về chủ trương này, trước Quốc hội và Chính phủ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình phân tích: Hiện ở Việt Nam vàng miếng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, chiếm trên 90% thị phần vàng miếng trong nước, nên giá vàng SJC cũng thường là mức giá định hướng cho các nhãn hiệu vàng miếng khác, nên chọn vàng miếng SJC trở thành nhãn vàng miếng quốc gia - chuyển Công ty SJC từ UBND T.P Hồ Chí Minh về NHNN, thì NHNN sẽ quản lý được nguồn cung vàng trên thị trường trong nước; kể cả hoạt động xuất - nhập khẩu vàng của SJC cũng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Trên cơ sở đó, NHNN đưa ra các mức giá bán phù hợp nhằm can thiệp vào thị trường...

Có thể nói, chủ trương đưa thương hiệu SJC trở thành thương hiệu vàng Quốc gia vào thời điểm đó đã thành công trong việc bình ổn thị trường vàng trong nước;đưa giá vàng trong nước bám sát giá vàng thế giới. Ngân hàngđã thực hiện được lời hứa với Quốc hội, Chính phủ và với người dân Việt Nam.

Trở lại cơn sốt vàng đang diễn ra hiện tại, các nguyên nhân cũng đã được các nhà quản lý, các chuyên gia phân tích kỹ càng, thấu đáo nhằm đưa ra những giải pháp cho một thị trường vàng ổn định.

Theo các chuyên gia, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, là vừa qua NHNN cũng đã đưa ra một số biện pháp, như tổ chức các phiên đấu giá vàng, rồi giao cho 4 NHTM lớn tổ chức bán vàng bình ổn, tuy giá vàng trong nước có lúc đã tiệm cận gần hơn với giá vàng quốc tế, nhưng thị trường vàng vẫn chưa ổn định, là do các điểm bán vàng bình ổn của các NHTM đang bị quá tải donhu cầu mua vàng của người dân cao hơn.

         TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định: Để quản lý thị trường vàng hiện nay phải có những giải pháp căn cơ hơn và phải quan tâm đầy đủ đến xây dựng biện pháp quản lý vàng, phải học tập kinh nghiệm của các nước, là lấy quản lý bằng thuế là quan trọng nhất. Thậm chí có một số nước trước đây quản lý vàng bằng quota (hạn ngạch về số lượng), đến nay cũng thay đổi chuyển sang quản lý bằng thuế.  

Nói cụ thể hơn, vai trò lịch sử của độc quyền thương hiệu vàng Quốc gia SJC nay không còn là “liệu thuốc đặc trị”để cắt cơn sốt vàng nữa. Kể cả biện pháp cho 4 NHTM lớn bán vàng - với cam kết là vàng không thiếu... Tuy kết quả cógóp phần bình ổn được giá vàng trong nước phần nào, nhưngcứ nhìn tình trạng người dân vẫn “rồng rắn” xếp hàng dài để mua vàng làthấy chưa ổn. Bởi tất cả các điểm bán vàng của các NHTM hay của SJC thì thực chất cũng đều từ kho can thiệp độc quyền quản lý của NHNN. Cách quản lý hiệu quả là để các doanh nghiệp nhập vàng nguyên liệu, sản xuất dưới sự giám sát về chất lượng, số lượng và giá bán của NHNN. Việc kinh doanh vàng miếng sẽ được coi như một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM. Lúc bây giờ sẽ có các thương hiệu vàng khác nhau với giá trị bảo đảm tương đương cùng lưu hành trên thị trường. Khác với hiện nay giá trị của vàng còn bị cộng thêm thương hiệu vào giá thành.

Cùng quan điểm trên, Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: NHNN cần xem xét để cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhập khẩu, tăng nguồn cung cho thị trường vàng, đểSJC không còn độc quyền. Nghĩa là thị trường vàng bình đẳng kinh doanh trong mua, bán vàng. Khi “cung”đáp ứng “cầu”, chắc chắn thị trường vàng sẽ đi vào ổn định.

Một biện pháp  cũng được TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu ra, đó là Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng xây dựng Sàn giao dịch vàng, trong đó giao dịch mua bán thể hiện rõ trên thị trường như thị trường chứng khoán. Từ đó giúp người dân (khách hàng) nhìn nhận đầy đủ thị trường vàng trong nước và thế giới để có cơ sở quyết định đúng hơn việc mua vào, hay bán ra, giảm bớt hiện tượng đổ xô nhau đi mua vàng theo tâm lý “đám đông” - đồng nghĩa với hạ nhiệt cơn sốt vàng, rất không thị trường hiện nay.

NHNN cùng Bộ Tài chính cần có chính sách phát triển thị trường vàng phát sinh. Hiện nay, người dân sở hữu vàng miếng hầu hết vì mục đích đầu tư. Rõ ràng, với mục đích này, việc giữ vàng hay giữ một chứng chỉ sở hữu vàng là hoàn toàn như nhau.

Vì thế, việc triển khai sàn giao dịch vàng thì người dân sẽ được quyền trao đổi, mua bán “chứng chỉ vàng”, như vậy nhu cầu giữ vàng miếng sẽ giảm hẳn, giúp cho việc xuất, nhập khẩu vàng miếng sẽ giảm theo và bám sát được giá vàng thế giới. Hơn nữa, với việc giảm nhu cầu xuất nhập khẩu vàng miếng, thì ảnh hưởng của vàng với tỷ giá cũng giảm theo.

Các biện pháp đồng bộ trên sẽ góp phần đưa thị trường vàng phát triển lành mạnh, bền vững, giúp giá vàng Việt Nam liên thông và tiếp cận được với giá vàng thế giới.

Hoài Phi