Tính đến hết năm 2009, anh em CCB toàn tỉnh Phú Yên đã đầu tư xây dựng được 110 ha hồ nuôi tôm sú, 968 lồng nuôi tôm hùm, 32 ha hồ nuôi cá nước mặn, 9,2 ha ruộng muối; 5.485 ha đất trồng cây lâm nghiệp, 300 ha đất trồng cây công nghiệp (như cà phê, cao su và tiêu) 4.210 ha đất trồng mía, mì, mè, bắp và đậu các loại; thành lập 83 trang trại kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi, 11 tổ hợp tác sản xuất, 8 doanh nghiệp tư nhân…

Ở các mô hình kinh tế, hầu hết các CCB đều kinh doanh có hiệu quả, trừ chi phí, mỗi hộ CCB thu lãi bình quân tới 50 triệu đồng/năm, CCB Đặng Quốc Dụ thu tới 150 triệu đồng; ở lĩnh vực nuôi trồng và kinh doanh thủy hải sản, bình quân thu 100 đến 150 triệu đồng/năm. Đặc biệt có các hộ CCB như: Phạm Rùm (xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa), Huỳnh Mỹ Chánh (xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu), thu lãi 1 tỉ đồng/năm; ở lĩnh vực trồng hoa, cây cảnh, có những hộ như Phạm Văn Tiện (xã Bình Kiên); Nguyễn Ngọc Xiêm (TP Tuy Hòa) thu từ 80 đến 100 triệu đồng/năm; trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gắn với kinh doanh ngành nghề và dịch vụ thương mại, thu lãi bình quân còn cao hơn: trên 200 triệu đồng/năm; đặc biệt CCB Nguyễn Thị Phận, ở thị trấn La Hai, Nguyễn Như Năm ở huyện sông Hinh, Nguyễn Đắc Tài (huyện Sơn Hòa), Mang Thai ở Đồng Xuân, thu lãi bình quân từ 400 đến 500 triệu đồng/năm….

Từ cuộc sống được cải thiện, kết hợp sự giúp đỡ của Đảng, chính quyền, các cấp Hội đã xóa được 614 nhà ở tạm, với tổng số kinh phí là 6.223 triệu đồng.

Bài và ảnh: TRẦN TỬ MINH