Rượu sẽ gây tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu lực hoặc chuyển hóa thuốc thành chất độc cho cơ thể.
Dưới đây là một số loại thuốc không được dùng chung với rượu:
-
Thuốc chống động kinh (Phenytoin), chống đông máu (Warfarin): Rượu làm giảm từ 1/3 đến 1/2 hàm lượng thuốc hấp thụ vào huyết tương, do đó làm giảm hiệu lực của thuốc. Điều tương tự cũng xảy ra với thuốc chữa tiểu đường Tolbutamind.
-
Thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có Opi, thuốc chống loạn thần, thuốc kháng Histamin H1: Rượu sẽ cộng hợp tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc này.
-
Thuốc hạ huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, các nitrat, thuốc chẹn bêta, thuốc chẹn alpha): Rượu sẽ gây hạ huyết áp thể đứng, gây choáng váng, ngất xỉu. Nếu uống nhiều và đều đặn, sẽ làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.
-
Thuốc chữa tiểu đường: Rượu làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết.
-
Thuốc chống lao (Rifampicin): Rượu sẽ làm tăng nguy cơ độc tính trên gan.
-
Kháng sinh Metronidazol: Có tác dụng ức chế chuyển hóa rượu, gây tích tụ chất độc trong cơ thể. Do đó khi dùng Metronidazol, bệnh nhân không được uống rượu, kể cả 48 giờ sau khi ngừng thuốc.
Nguyễn Xuân Tú