Dẫn chứng là ngày 25-7-2010, trong cuộc diễn tập hải - không quân Mỹ - Hàn ở Đông Bắc Á, 4 chiếc F.22 tàng hình của Mỹ mang bom tham gia diễn tập. Lực lượng phòng không Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản, Nga liên tục giám sát 40 tiếng đồng hồ. 2 chiếc F.22 bay cao, còn 2 chiếc tuần tiễu ở tầm siêu thấp, Mỹ muốn phô trương tính năng tàng hình của F.22.
Ngày thứ 2 của cuộc diễn tập, Mỹ công bố có 4 chiếc F.22 tham gia tập trận. Giới quân sự Nhật – Hàn cảm thấy kinh ngạc vì từ đầu đến cuối ra-đa của họ chỉ “tóm” được 2 chiếc F.22. Không ngờ là riêng Nga “tóm” được cả 4 chấm sáng. Thật ra từ năm 1960, Liên Xô và khối Vác-xa-va đã chế tạo loại rađa khác ra-đa truyền thống là không phát ra chùm sóng và tiếp thu sóng phản hồi mà theo nguyên lý thông qua tiếp thu tín hiệu bức xạ điện tử của mục tiêu phát ra rồi truy ngược, đuổi bám phát hiện theo dõi mục tiêu.
Liên Xô tan rã, U-crai-na tiếp tục nghiên cứu thành công và công ty TOPAZ đã sản xuất ngót 100 bộ, phần lớn bán cho Nga trang bị cho hệ thống phòng không. Nhờ loại này, quân đội Nam Tư bắn rơi 1 chiếc F.117 tàng hình của Mỹ ở tây Ben-grát ngày 27-3-1999. Mỹ đang có 20 chiếc B.2 và vài chục F.22 tàng hình trang bị cho quân đội nhưng đang dần dần mất thiêng vì Nga có khá nhiều “kính chiếu yêu”. Nên:
Đinh ninh là vẫn tàng hình
Hóa ra lộ diện, phơi mình lâu nay
Gặp phải phù thủy cao tay
Ma quỷ đành phải đắng cay chịu thầy
Lầu Năm góc nghĩ sao đây?
THANH BA