Việc sử dụng trẻ em chưa đủ tuổi lao động làm những việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là điều mà các nước đều phản đối, thậm chí nhiều nước còn nghiêm cấm. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh kinh tế, nhiều gia đình đã buộc nhiều trẻ em chưa kịp lớn đã phải đi làm kiếm sống nuôi bản thân và thậm chí còn nuôi bố mẹ, ông bà. Chấp nhận tha phương, làm việc vất vả nặng nhọc là chuyện mà trẻ em phải đối mặt; không kể những chuyện nặng nề hơn là phải đi ăn xin, trộm cắp, bị lợi dụng tình dục... Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ-TBXH, tính đến cuối tháng 12-2008, cả nước có 26.027 trẻ em phải lao động kiếm sống với các công việc nặng nhọc không phù hợp với lứa tuổi. Con số này có thể còn thấp hơn nhiều so với thực tế biến động ở các địa phương, trẻ em đi lao động kiếm sống tập trung tại các thành phố, thị xã với các công việc giúp việc gia đình, phụ việc ở nhà hàng, cửa hàng, bán hàng rong, đánh giày, thu nhặt phế thải... hoặc tham gia làm việc ở các làng nghề gốm, gỗ mỹ nghệ, đan lát... thậm chí nhiều trẻ em còn trở thành lao động bị bóc lột thậm tệ tại một số mỏ vàng, khai thác gỗ, vận chuyển hàng hóa... Không chỉ bị lạm dụng về sức khoẻ, lao động trẻ em còn bị lạm dụng về thời gian làm việc, bị xúc phạm (đánh, mắng, chửi)... Trên thực tế, ngoài số đông là trẻ em bỏ học đi làm, rơi vào cảnh mù chữ, hoặc tái mù, không biết được “quyền chơi” và “quyền học”, còn rất nhiều trẻ lao động theo mùa vụ trong dịp nghỉ hè này để kiếm tiền ở các nhà hàng, quán bia, vất vưởng nơi ăn chốn ở... nhiều chủ sử dụng lao động trẻ em biết “phạm luật” nên núp bóng “người nhà”. Hàng trăm trẻ em ở các huyện Hiệp Đức, Phước Sơn... (TP Đà Nẵng) đã bỏ học đi làm “cửu vạn” để cõng hàng, để đãi vàng ở nhiều mỏ vàng thổ phỉ trong rừng sâu, khi ngành giáo dục, công an, cơ quan chức năng vào truy quét, giải tán, tuyên truyền đưa về nhà ít lâu lại tiếp tục đi làm “cửu vạn”; ngành chức năng, chính quyền ở Hà Nội, ở TP Hồ Chí Minh đã nhiều lần tập trung đưa các em về quê, song nhiều em được gia đình hậu thuẫn lại đi tiếp... Chuyện lao động trẻ em, nhiều nơi không được quan tâm, chỉ đến khi vỡ lở những chuyện hành hạ, lợi dụng tình dục... ầm ĩ lên thì người ta mới lại xúm vào, còn nếu không ầm ĩ lên thì... thôi. Vấn đề lao động trẻ em ở nước ta đã có các chính sách, văn bản và hoạt động khá nhiều về vấn đề này của các ngành các cấp, song nếu chúng ta chỉ làm mạnh theo thời vụ thì kết quả sẽ không lâu bền. Vấn đề đặt ra là việc xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt ở khu vực nông thôn khó khăn; hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề cần được tăng cường để thu hút các em vào học tập với những chế độ, chính sách và cách dạy hợp lý với các em. Quan trọng hơn, đó là việc ý thức tôn trọng và thực hiện tốt pháp luật bảo vệ trẻ em của mỗi công dân, tự giác không sử dụng, bóc lột sức lao động trẻ em, bảo vệ nhân phẩm trẻ em, tạo những gì tốt nhất có thể cho trẻ em trong cuộc sống và học tập. Đó là điều thiết thực để bảo vệ trẻ em, giảm thiểu lao động trẻ em Vân Anh
Bài liên quan
Nên từ chức!
07 Th04, 2016 - 21:34
Tham vọng quyền lực và sự tha hóa
23 Th09, 2015 - 16:50
Để nông dân không bỏ ruộng hoang (04/10/2013)
04 Th10, 2013 - 07:00
Cần đẩy mạnh chương trình giáo dục ATGT trong nhà trường (22/08/2013)
22 Th08, 2013 - 07:00
Công ước Lao động hàng hải chính thức có hiệu lực (20/08/2013)
20 Th08, 2013 - 07:00
Mạo danh cán bộ thuế để lừa DN (13/08/2013)
13 Th08, 2013 - 07:00
Chủ động phương án hỗ trợ dân nghèo trong mùa giáp hạt (08/08/2013)
08 Th08, 2013 - 07:00
Luật về hoạt động xuất, nhập cảnh cần sớm được ban hành (17/07/2013)
17 Th07, 2013 - 07:00