Đu đủ còn có tên gọi là phan qua thụ, lô hong phlê (Cam-pu-chia), mắc hung (Lào), cà Lào, phiên mộc, thuộc họ đu đủ. Cây đu đủ cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, nhựa đu đủ, pâpin, chất ancaloit: cacpain. Đu đủ chín được coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hóa các chất thịt, các chất lòng trắng trứng. Đu đủ xanh nấu kĩ với thịt gà gần đây được một số đơn vị quân y dùng điều trị bệnh loét dạ dày có kết quả. Tuy nhiên, có một số trường hợp xuống cân. Nhân dân còn dùng nấu với những thịt cứng cho chóng chính dừ. Quả đu đủ xanh nghiền với nước còn dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn nhan. Nhựa đu đủ dùng làm thuốc giun nhưng chú ý cần tránh nguy hiểm đối với trẻ em và người loét dạ dày. Có khi được dùng bôi ngoài chữa trai chân và hột cơm, bệnh sung thấp (eczema) hoặc can tiễn (psoriasis). Tại Mỹ, nhựa đu đủ dùng trong công nghệ chế bia, kĩ nghệ thực phẩm, kĩ nghệ thuốc, kĩ nghệ tơ sợi để làm cho sợi khỏi co, kĩ nghệ làm da. Hàng năm nhập tới 50 tấn nhựa.
Lá đu đủ dùng gói những thịt gà cứng để khi nấu chóng mềm, dừ. Nước sắc lá đu đủ dùng giặt những vết máu trên vải, quẩn áo hoặc để rửa các vết thương, vết lở loét. Thái lá đu đủ cho nhỏ rồi trộn với thóc cho ngựa, bò ăn để chữa bệnh biếng ăn của bò, ngựa. Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thật. Có người dùng rễ đu đủ chế giả nhân sâm vì rễ đu đủ giống hình người, uống cũng thấy đói, ăn ngon cơm.
Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng. Rễ đu đủ chữa cá đuối cắn: rễ đu đủ tươi 30g, muối ăn 4g, hai thứ giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp lên chố sưng đau. Sau chừng nửa giờ thấy giảm đau và vài ngày sau khỏi hẳn (kinh nghiệm nhân dân miền Nam).
GS Đỗ Tất Lợi