Đối với một số người, thì những chiếc sọ người pha lê này chỉ là một vật thể được chạm khắc tinh tế. Nhưng mặt khác chúng cũng mang trong mình nhiều bí ẩn siêu nhiên khó giải thích. Cho dù bạn thấy chúng có vẻ đẹp đầy đáng sợ và thần bí, thì cũng không thể phủ nhận chúng là một đại diện tiêu biểu cho sự tinh tế của bàn tay loài người. Một số sọ pha lê đã được khai quật và trưng bày ở Bảo tàng Anh Smithsonian và Bảo tàng Nhân học Pháp - Musée de l’Homme ở Paris.

Trong số tất cả những hộp sọ pha lê mà các nhà khảo cổ phát hiện ra thì hộp sọ Mitchell-Hedges là nổi tiếng nhất. Hộp sọ được phát hiện ở Lubaantun (thành phố cổ của người Maya) bởi Anna Mitchell – Hedges, con gái nuôi của nhà khảo cổ học người anh F.Albert Mitchell-Hedges. Vào một ngày tháng 4-1927, cô gái 17 tuổi này tình cờ phát hiện thấy một vật kỳ lạ nằm dưới đống đổ nát của một bàn thờ cổ xưa. Đó là một chiếc sọ người làm bằng thạch anh (một dạng pha lê trong suốt), được đánh bóng hoàn hảo và có kích thước y như thật. Khi được phát hiện, chiếc sọ bị thiếu mất xương hàm dưới. Nhưng chỉ 3 tháng sau, người ta đã tìm ra được phần xương này chỉ cách đó vài chục mét. Phần xương gắn rất khít với hộp sọ qua những bản lề hoàn hảo và có thể cử động mỗi khi có người chạm nhẹ vào.

Có thể nói chiếc hộp sọ này là một tác phẩm nghệ thuật vô giá vì nó được chạm khắc rất tinh tế và hoàn hảo. Sự hoàn hảo của nó đạt tới mức cho dù có dùng công nghệ hiện đại cũng khó mà có thể tạo ra được; xét về mặt kỹ thuật thì chiếc hộp sọ Mitchell-Hedges là không thể lý giải được. Với trọng lượng 5 kg, nó là bản sao chính xác hộp sọ của một phụ nữ

Hộp sọ được làm từ một mảnh đá thạch anh duy nhất có độ cứng ở mức 7 trên bậc thang Mohs (thang độ cứng khoáng sản được tính từ 0-10), mức độ chỉ kim cương mới có thể cắt được. Phần xương hàm của hộp sọ tách biệt với phần còn lại của cấu trúc và được đính kèm theo bằng bản lề có thể cử động được. Qua xem xét tỉ mỉ từng chi tiết, các nhà khoa học phát hiện trong chiếc sọ có một hệ thống hoàn chỉnh các thấu kính, lăng kính và các rãnh nhỏ tạo nên những hiệu ứng quang học kỳ lạ. Khi ánh sáng chiếu vào và đi qua các lăng kính, thấu kính này làm cho chiếc sọ sáng rực lên như là có đèn điện đặt ở bên trong vậy.

Người ta còn ngạc nhiên hơn khi nhận thấy, khối pha lê này được đánh bóng lý tưởng đến nỗi, kính hiển vi cũng không thể nhìn thấy dấu vết của quá trình gia công. Câu hỏi được đặt ra ở đây là với trình độ khoa học của người xưa cùng với những thiết bị thủ công tại sao họ lại có thể tạo ra sự nhẵn mịn bề mặt tuyệt đối như vậy? Một kĩ thuật bí ẩn của người xưa mà các loại máy móc, phương tiện ngày nay không thể thực hiện nổi.

Bởi vậy, ban đầu các nhà khoa học vẫn còn hoài nghi truyền thuyết nói rằng nguồn gốc của chiếc sọ pha lê là do người Maya sáng tạo ra. Cuối cùng họ quyết định tham vấn Hãng Hewlett - Packard - cơ quan uy tín nhất trong lĩnh vực thẩm định thạch anh.

Kết quả thẩm định gây nhiều ngạc nhiên: Chiếc sọ này xuất hiện từ trước thời kỳ xuất hiện những nền văn minh đầu tiên tại khu vực này của châu Mỹ. Loại thạch anh có chất lượng cao đến như vậy cũng chưa hề thấy ở đâu trên trái đất này. Kỳ lạ hơn nữa là chiếc sọ được tạo từ một khối tinh thể thạch anh hoàn chỉnh. Bởi vì vật thể càng cứng thì độ giòn (dễ vỡ) càng cao, do đó mọi nỗ lực nhằm đục đẽo loại vật liệu này đều làm nó vỡ ra. Để có thể tạo ra chiếc sọ hoàn hảo nhường ấy, cần phải có những phương pháp phân tích chính xác nhất bằng các loại kính hiển vi siêu phóng đại để soi vào tận bên trong từng mạch tinh thể của khối thạch anh. Vì chỉ cần cắt lệch khỏi mạch tinh thể là toàn bộ cấu trúc thạch anh sẽ bị phá vỡ, do đó để đục đẽo từ một khối thạch anh vô định hình thành một cái đầu lâu hoàn chỉnh thì việc cắt cần phải khớp hoàn toàn với trục của tinh thể. Người Maya đã bằng cách nào có thể thực hiện được điều không tưởng này từ cách đây hơn 2000 năm ?

Đó mãi là câu hỏi mà khoa học hiện đại ngày nay không thể lý giải nối.

Có lẽ chúng ta còn phải đợi rất nhiều năm nữa để làm sáng tỏ những điều bí ẩn này. Nhưng dù thế nào, những chiếc sọ pha lê cũng là những kiệt tác tuyệt vời của thế giới do chính bàn tay con người tạo nên - một hiện thực như huyền thoại được đưa vào tiểu thuyết, sách khoa học và dựng cả thành phim.

Hoàng Nguyễn