Ngưòi Rục: Háo hức chờ đón vụ gặt đầu tiên (22/02/2012)

Cựu Chiến Binh Việt Nam 22/02/2012 - 00:00

Đây là lần đầu tiên, tôi có dịp được tới vùng đất này, nơi cư trú của đồng bào dân tộc Rục. Hình ảnh tôi nhìn thấy không phải là những túp lều tranh rách nát, xiêu vẹo nằm rải rác ven con đường khúc khuỷu mà là những ngôi nhà gạch vuông vắn, nhỏ nhắn lợp mái ngói đỏ, nhưng chắc chắn, nằm dọc con đường đã được trải nhựa dẫu vẫn còn hết sức gập ghềnh. Điện, đường, trường và trạm cũng đã có đủ. Điều đó khác xa với những gì tôi tưởng tượng về một bản làng nhỏ bé giữa đại ngàn trường sơn. Theo chân đoàn công tác của Bộ tư lệnh Biên phòng, tôi được đến gặp gỡ các đồng chí trong Đồn Biên phòng Cà Xèng. Thiếu tá Trịnh Thanh Bình, Đồn trưởng Đồn Cà Xèng cho biết dân tộc Rục được xem là "người con út" của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hiện đồng bào Rục định cư tại ba bản: Ón, Mò O Ồ Ồ và Yên Hợp có 94 hộ với 375 nhân khẩu, 100% thuộc diện... hộ đói. Đến nay, trong bữa ăn của người Rục vẫn có món "truyền thống" gọi là bồi làm từ sắn và ngô đã khiến bộ đội biên phòng đồn Cá Xèng trăn trở nhiều năm nay là cần làm thế nào để đồng bào thoát đói nghèo, cải thiện cuộc sống. Các anh đã bắt đầu tìm cách cầm tay đồng bào, dìu họ từng bước đi về phía ánh sáng văn minh, no ấm. Ngày chúng tôi đến với đồng bào Rục ở bản Ón, Mò O Ồ Ồ và Yên Hợp cánh đồng lúa có diện tích 10ha chỉ còn khoảng một tuần nữa sẽ được thu hoạch. Tôi nhận thấy rõ niềm hân hoan, háo hức đang hiện trên khuôn mặt từng người khi họ trồng cây xắp đến ngày được hái quả. Đây là mô hình trồng lúa nước có diện tích lớn nhất từ trước đến nay của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dọc theo tuyến biên giới Quảng Bình mà bộ đội biên phòng Cà Xèng đảm nhận giúp đỡ. Giữa đại ngàn trường sơn đồng bào Rục nơi đây đang từng bước đi lên xây dựng cuộc sống mới. **Những ngày đầu khó khăn ** Cũng nhờ Đảng và Chính phủ dự án bảo tồn đồng bào Rục đã được triển khai với số vốn lên tới hàng chục tỷ đồng. Người Rục đã được cấp nhà, được làm đường, được dùng điện lưới quốc gia, được theo dõi thông tin từ vô tuyến truyền hình. Tuy nhiên, hướng phát triển cho đồng bào vẫn gặp phải nhiều khó khăn do trình độ dân trí thấp, kỹ thuật sản xuất lạc hậu. Chính vì vậy mà dự án đưa cây lúa nước đến với đồng bào của Bộ chỉ huy bộ đội Biên Phòng tỉnh Quảng Bình cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giúp đồng Rục thay đổi tập quán lối sống. Thiếu tá Phạm Bá Tuyên, Đội phó đội vận động quần chúng Đồn biên phòng Cà xèng tâm sự: “Những năm vừa qua, cán bộ chiến sĩ biên phòng Đồn đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tuyên truyền, vận động bà con người Rục, người Sách xây dựng một cuộc sống mới, cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn phải “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn bà con tỉ mỉ về cách làm ăn, giữ gìn vệ sinh.”. Khó khăn rất nhiều nhưng cuối cùng cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Cà Xèng cũng đã có được thành công trong việc giúp đồng bào Rục xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế bằng cách đưa mô hình trồng lúa nước vào sản xuất. Người đi tiên phong trong việc thực hiện mô hình là gia đình ông Trần Trung Trực, Trưởng bản Yên Hợp. Sau một thời gian dài lao động miệt mài cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cà Xèng gia đình ông Trần Trung Trực đã thu hoạch được 500kg lúa trên diện tích 2.7 sào. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử người Rục trồng được lúa nước. Điều đó đã càng làm ông Trực thêm tin tưởng và tiếp tục mở rộng sản xuất. Cũng từ đây người Rục có một hướng đi mới trong việc cải thiên và xây dựng cuộc sống ấm no Ngưòi Rục vào hợp tác xã Khi mô hình hợp tác xã ( HTX) không còn phổ biến ở miền xuôi nữa, thì lại được bà con ngưòi Rục sinh sống giữa đại ngàn trường sơn đón nhận hồ hởi. Thiếu tá Trịnh Thanh Bình, Đồn trưởng Đồn Cà Xèng cho biết để thực hiện mô hình HTX thành công đơn vị đã thành lập một tổ công tác “đặc biệt” gồm 11 chiến sĩ ở tại 3 bản vơi chủ chương “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng sản xuất”, có nhiệm vụ hhướng dẫn và tham gia giúp bà con người Rục trồng lúa nước Giải đáp thắc mác của chúng tôi về việc “có cần thiết phải tim ra một hình thức sản xuất hiện đại hơn không?”. Thiếu tá Trịnh Thanh Bình nói: “Chúng tôi đã từng nghĩ nhiều đến việc này, nhưng thực ra bà con người Rục mới thoát ra khỏi “săn, bắn, hái, lượm”, nên những năm qua đồng bào sống chủ yếu dự vào nguồn trợ cấp của Nhà nước, bộ đội Biên phòng và một ít ngô, sắn thu hoạch được trên nương rẫy. Hoật động sản xuất, chăn nuôi của bà con còn rất sơ khai, phướng pháp canh tác lạc hậu, chưa tiếp cận được với các mô hình sản xuất như bà con dưới xuôi. Do vậy, chỉ bằng cách tổ chức sản xuất HTX , tổ chức cho bà con làm việc tập thể, phân phối sản phẩm theo ngày công sẽ giúp bà con tiếp cận dần dần với cách làm lúa nước, phát triển tư duy sinh sống cộng đồng và nhanh chóng hoà nhập cộng đồng”. Trời mưa, Bản Mò O Ồ Ồ chìm trong sương trắng xoá, tôi cùng đoàn công tác đi vào một ngôi nhà nhỏ nằm cạnh con đường liên thôn. Chủ nhà là bà Hồ Thị Pảy, 40 tuổi nói : “*trồng lúa trên nương thú rừng ăn hết, nên bỏ không làm nữa rồi”. *Tôi hỏi “Vậy giờ được đi trồng lúa cùng bộ đội biên phòng có thấy phấn khởi không” . Bà Pảy trả lời “ Có chứ, có đi chứ, mình đi làm đầy đủ lắm được 70 công đấy”. Những đứa trẻ nhà bà Pảy đang nằm ngủ trên võng, từ nay chúng có thể ra ngoài xã , huyện để học cao hơn khi gia đình có thể tự trồng lúa đảm bảo cuộc sống. Đây cũng là mong ước của tất cả bà con trong bản Bản Mò O Ồ Ồ. Thanh Trà

Đọc tiếp

Mới nhất

Ngưòi Rục: Háo hức chờ đón vụ gặt đầu tiên (22/02/2012)