Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị tham quan gian trưng bày sách của Thư viện Quân đội tại Hội thảo Khoa học “Tổng cục Chính trị - 80 năm vững bước dưới Cờ Đảng”. Ảnh: THƯ VIỆN QUÂN ĐỘI    

Văn hóa đọc là thái độ ứng xử của mỗi người đối với sách. Văn hóa đọc đã và đang giúp tuổi trẻ quân đội nâng cao hiểu biết, củng cố niềm tin. Từ đó hun đúc   lòng yêu nước và trách nhiệm đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, và Nhân   dân.  

Văn hóa đọc còn giúp tuổi trẻ quân đội tiếp cận kiến thức khoa học quân sự, lan tỏa phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” và là vũ khí sắc bén  trong cuộc “chiến đấu   thời bình”- bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.  

Tuổi trẻ quân đội xung kích trong nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng  

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa với những âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc và xảo quyệt. Đây không chỉ là một trong nhiệm vụ chính trị hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân mà còn là niềm vinh dự, tự hào và là trách nhiệm của tuổi trẻ quân đội - lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu thời bình”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.    

Để xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Nhân dân giao phó, tuổi trẻ quân đội luôn chủ động, tích cực tự đổi mới, sáng tạo, nâng cấp chính mình trên cơ sở trang bị và củng cố kiến thức nền tảng   vững chắc, rèn luyện bản lĩnh chính trị, có hiểu biết sâu sắc về công tác   quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và nhiều lĩnh vực quan trọng khác của đời   sống xã hội; trong đó, văn hóa đọc được xem là “cánh cửa mở rộng để nhìn ra   thế giới”, một trong những phương tiện hữu dụng rất quan trọng giúp tuổi trẻ quân đội nắm rõ nguồn gốc, bản chất, âm mưu, thủ đoạn, hoạt động và tác hại chống phá của các thế lực thù địch, từ đó hình thành và phát triển các thao tác tư duy, kỹ năng viết tin, bài, xây dựng các video clip về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng; giữ vững trận địa tư tưởng, văn hóa của Đảng trong quân đội.  

Văn hóa đọc giúp tuổi trẻ quân đội phương thức ứng xử chuẩn mực đối với mình, đối với đồng chí, đồng đội, đối với cộng đồng xã hội và xử lý mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả các tình huống “nhạy cảm” trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc, làm cho   những người nhẹ dạ, cả tin nhận ra sai sót, sự thiếu chuẩn mực và hành vi sai   trái của mình trong ứng xử, phát ngôn trước các thông tin chưa được kiểm   chứng, giúp đối tượng này nhìn nhận rõ sự thật, bản chất của vấn đề; quay trở   về trạng thái tâm lý bình thường mới, biết ủng hộ cái đúng, lên tiếng phản đối, chống cái sai; không lặp lại con đường cũ, hoặc rơi vào “vết xe đổ”, vi phạm kỷ luật, pháp luật. Đồng thời, văn hóa đọc giúp tuổi trẻ quân đội kiên định,   vững vàng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh vạch trần sự giả dối, sự xuyên tạc sự việc, sự vật; lấy hiện tượng đánh lừa bản chất của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ các giá trị nhân văn và lan tỏa phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.  

Được sự dìu dắt, giúp đỡ của Đảng và các thế hệ đàn anh, tuổi trẻ quân đội đặc biệt quan tâm và tích cực hưởng ứng phong trào văn hóa đọc, đã và đang cùng tuổi trẻ cả nước quyết tâm xây dưng nền nếp và phát triển phong trào văn hóa đọc, nâng nó lên một tầm cao mới, lan tỏa trong toàn quân, toàn quốc; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; vận dụng phù hợp với điều kiện của quân đội nhằm phát triển văn hóa đọc, làm cho nó trở thành một trong những nội dung quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước, xây dựng một xã hội học tập trong quân đội, một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội; trong đó có nội dung thiết thực là bồi   dưỡng tuổi trẻ quân đội phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”; kế thừa xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng mà các thế hệ cha anh đã nêu gương sáng, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ “chiến đấu thời bình”, góp phần đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, “phi chính trị hóa” quân đội; đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để Nhân dân an tâm sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đưa đất nước vững   tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.  

Nhận rõ trọng trách cao cả ấy và quán   triệt sâu sắc sự cần thiết phải triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tuổi trẻ Thư viện Quân đội - một trong những lực lượng nòng cốt luôn chủ động, tích cực tham mưu cho Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị triển khai sâu rộng hoạt động “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn, rất thiết thực, không chỉ giúp cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân tiếp cận với sách nhiều hơn, hình thành nền nếp, thói quen đọc sách và khái thác, chiếm lĩnh thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất, mà còn góp phần trang bị cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức mới về chính trị, đủ sức đề kháng, sự “miễn dịch” trước các thông tin xấu, độc; biết cách phòng, tránh và kịp thời ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào cơ quan, đơn vị, giữ cho môi trường văn hóa quân sự   trong sạch lành mạnh .          

Văn   hóa đọc không chỉ giúp tuổi trẻ Quân đội nâng tầm cao trí tuệ, tri thức, sự   hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các tài liệu lịch sử, chính trị, quân sự, nhân văn mà còn giúp tuổi trẻ Quân đội hiểu rõ hơn truyền thống hơn 80 năm của Quân đội ta, tiếp cận các mảng kiến thức về khoa   học quân sự, chiến thuật, công nghệ quốc phòng hiện đại; rèn luyện tư duy lôgic, phản biện, nâng cao năng lực phân tích, đánh giá, nhận định tình huống, nhất là phát hiện, nhận diện và chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.  

Cùng với đó, văn hóa đọc giúp tuổi trẻ quân đội hình thành thói quen học tập suốt đời, tránh xa các tệ nạn xã hội, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, nuôi dưỡng tâm hồn, làm phong   phú đời sống văn hóa, tinh thần của tuổi trẻ Quân đội; tiếp thêm sức mạnh cho tuổi trẻ quân đội vững tin “chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù trong cuộc chiến đấu thầm lặng, không có tiếng súng, nhưng đầy cam go, vô cùng quyết liệt và phức tạp hiện nay.            

Bộ đội Trường Sa đọc Báo Quân đội nhân dân. Ảnh: TƯ LIỆU

Văn hóa đọc – chìa khóa mở kho   tri thức  

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “chiến đấu thời bình”, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng, văn hóa của Đảng trong Quân đội, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã tổ chức, duy trì nghiêm nền nếp phong trào đọc sách, báo; sử dụng tối ưu ngày nghỉ, giờ nghỉ để đọc sách, báo, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Các thư viện quân đội, phòng Hồ Chí Minh, phòng đọc của đơn vị luôn mở cửa, có sẵn và đầy đủ số liệu đúng, đủ tiêu chuẩn theo Thông tư số 138/2020/TT-BQP ngày 10-11-2020 của Bộ Quốc phòng về quy định chế độ, định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa, tinh thần trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều đơn vị có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, thu hút tuổi trẻ quân đội tích cực tham gia các hoạt động đọc sách, tổ chức các hoạt động nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với thông điệp “Sách hay đến tay bạn đọc”, “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Sách hay - mắt đọc, tai nghe”;… các mô hình “Sách ở đầu giường chiến sĩ”, “Câu lạc bộ đọc sách, báo”, “Phòng học xanh”, “Sách theo chân bộ đội ra thao trường”, “Sách, báo bảo vệ   nền tảng tư tưởng của Đảng”… được tổ chức trang trọng, hiệu quả. Nhờ đó, đã   góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần, nâng cao hiểu biết, giáo   dục đạo đức cách mạng, lý tưởng sống, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu thời bình”, bảo vệ nền tảng tử tưởng của Đảng của tuổi trẻ Quân đội.  

Tủ sách trên thao trường. Ảnh Báo Quân đội nhân dân

Với   mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định rõ ràng, thông suốt, văn hóa đọc đã lan tỏa   sâu rộng, khơi dậy tinh thần đam mê đọc sách của tuổi trẻ Quân đội; kịp thời   cung cấp thông tin, các luận cứ khoa học phục vục tuổi trẻ quân đội nhận   diện, phát hiện và tập trung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù   địch, phù hợp với điều kiện, khả năng, đúng hướng dẫn của Tổng cục Chính trị. Chính điều ấy đã đem lại luồng sinh khí mới và nhiều hiệu ứng tích cực trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; giữ vững trận địa tư tưởng, văn hóa của Đảng trong quân đội. Thông qua   việc tiếp cận, tiếp nhận thông tin từ việc đọc sách; so sánh, đối chiếu với các tài liệu chính thống, nhận   thức chính trị của tuổi trẻ Quân đội  được nâng cao, không bị dao động trước các luận điệu xuyên tạc; các bình luận, comments, like, shere ngày càng có chất lượng, đánh địch trong mọi hoàn cảnh. Trong số đó, tinh thần “gang thép”, ý   chí kiên cường của cán bộ, chiến sĩ, nhất là các đồng chí trong lực lượng   chuyên trách  đã thể hiện rõ tinh thần   “7 dám”, luôn xung kích, sáng tạo, tích cực sử dụng mạng xã hội và các phương   tiện thông tin đại chúng để lan tỏa, phủ xanh luồng thông tin tích cực, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, các thông tin xấu độc. Qua đó, đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, hiệu quả các   thông tin phản ánh sai sự thật; kịp thời xử lý, bóc, gỡ; trả lại môi trường thông tin lành mạnh, sự bình yên của không gian mạng; góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững trận địa tư tưởng chính   trị, văn hóa của Đảng trong quân đội; lan tỏa phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời   kỳ mới.  

Cần tiếp tục bồi dưỡng văn hóa đọc cho tuổi trẻ Quân đội  

Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ “chiến   đấu thời bình” và phòng, tránh những tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái   nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức truyền thông mới, mạng xã hội, phong trào đọc sách của tuổi trẻ quân đội đang   đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Vì vậy, cần phải tiếp tục bồi   dưỡng văn hóa đọc cho tuổi trẻ Quân đội với các nội dung, hình thức và biện pháp mới để bảo vệ chính mình, trong đó tập trung làm tốt một số giải pháp cơ bản sau:  

Một   là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn   của cấp ủy, chỉ huy, tổ chức đoàn các cấp trong việc bồi dưỡng   văn hóa đọc cho tuổi trẻ Quân đội. Coi trọng việc bồi dưỡng văn hóa đọc   cho tuổi trẻ Quân đội là việc làm cần thiết với ý nghĩa là “một vốn bốn lời”   trong việc tích lũy tri thức, phát triển, hoàn thiện nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”   hiện nay. Đồng thời, xây dựng hệ thống chuẩn mực về văn hóa đọc với các quy   tắc cụ thể gắn với yêu cầu, nhiệm vụ “chiến đấu thời bình”. Sự lãnh đạo, chỉ   đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp là cơ sở định hướng nhận thức, thái độ   và hành vi đọc, giúp tuổi trẻ quân đội nắm chắc âm mưu, thủ đoạn, hoạt động   chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, vừa hướng dẫn họ cách thức, phương pháp, kỹ năng viết tin, bài đấu tranh bảo vệ nền tảng tử tưởng của Đảng; giữ vững trận địa tư tưởng, văn hóa của Đảng trong quân đội.  

Hai   là, xây dựng môi trường văn hóa đọc cầu thị, hấp dẫn, thiết thực và   lợi ích giúp tuổi trẻ Quân đội phát triển, hoàn thiện nhân cách “Bộ đội Cụ   Hồ”.  

Cấp ủy, chỉ huy, tổ chức đoàn các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, động   viên và quản lý chặt chẽ các nội dung có liên quan đến văn hóa đọc trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng; khuyến khích các cơ quan, đơn vị   và cá nhân tham gia viết tin, bài về văn hóa đọc với phương châm: cầu thị,   hấp dẫn, thiết thực và lợi ích nhằm phát triển nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Định kỳ tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm, giới thiệu, quảng bá các ấn phẩm báo chí, giáo trình, sách tham khảo có giá trị bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và hấp dẫn.  

Phát   động phong trào đọc sách gắn với giới thiệu quảng bá, định hướng các ấn phẩm có chất lượng của Quân đội, nhất là các tác phẩm mới có liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để kích thích và định hướng nhu cầu đọc trong tuổi   trẻ. Thành lập các mô hình, câu lạc bộ đọc sách, các nhóm   về chia sẻ thông tin, bình luận, comments, like, shere... Có các cơ chế chính sách nhằm đãi ngộ, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu   trong viết sách, đọc sách về đề tài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ   hình ảnh, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.  

Ba   là, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, tự rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng ghi chép, tích lũy tư liệu, viết tin, bài của tuổi trẻ Quân đội phục vụ cuộc “chiến đấu thời bình” ngày càng hiệu quả.  

Để tự rèn luyện kỹ năng đọc, kỹ năng viết thành thạo, cán bộ, chiến sĩ phải tự xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc đọc, lựa chọn hướng   tiếp cận, chủ đề, tài liệu đọc, lựa chọn phương pháp đọc sách khoa học, khai thác thông tin hiệu quả và vận dụng những tri thức thu lượm được từ quá   trình đọc vào thực hiện mục đích, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân, bảo đảm an toàn, bí mật. Đọc và viết bài chính luận (nhận xét, bình luận, comments, shere) là những hoạt động trí tuệ phức tạp, đòi hỏi phải rèn luyện tính đảng và tính   khoa học cũng như tính kiên trì, bền bỉ, dẻo dai và từ đó hình thành phương   pháp, kỹ năng phù hợp với thiên hướng, sở trường, sở đoản của mình.  

Bốn   là, tiếp tục đổi mới các hình thức phục vụ bạn đọc của các thư viện   quân đội, phòng Hồ Chí Minh trong toàn quân một cách thân tình, hiệu quả. Các   thư viện quân đội, phòng Hồ Chí Minh cần xây dựng kế hoạch bổ sung sách, tài   liệu theo hướng bám sát, phù hợp với đặc điểm, đối tượng, trong đó ưu tiên   những sách về tuổi trẻ, về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tích cực khai thác các loại hình tài liệu điện tử, tài liệu được số hóa phục vụ   nhiệm vụ “chiến đấu thời bình”, làm cho bạn đọc yêu thích sách, chăm đọc   sách; không muốn rời xa thư viện, phòng đọc; tích cực khai các tài liệu trực   quan và các phim tư liệu và các nguồn thông tin tích cực. Thường xuyên thu   thập các thông tin phản hồi từ phía người đọc, để điều chỉnh các hoạt động   của thư viện cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng   nhu cầu đọc của các đối tượng.  

Tuổi   trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ phát triển chững chạc, tự tin hơn khi tự   bản thân mình xác định rõ niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm lan tỏa các giá   trị tích cực của văn hóa đọc ở đơn vị; kịp thời cung cấp thông tin cho cán bộ,   chiến sĩ, góp phần đẩy mạnh đấu tranh; duy trì và phát triển thói quen đọc   sách hằng ngày, nhất là các sách, tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng   Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng và Quân đội. Với cách làm đó, các thư viện, phòng   đọc sẽ thu hút thêm  nhiều “bạn thân   yêu”, “người tình” của sách báo ở các thư viện, phòng Hồ Chí Minh trong đơn   vị; nhờ đó mà tiếp cận, khai thác hiệu quả tài liệu chính thống, nâng cao   hiểu biết chính trị, quân sự và các vấn đề về đời sống xã hội. Đó là bí kíp   để mỗi bạn trẻ thành công, có đóng góp thiết thực cho Quân đội và Nhân dân;   đem lại giá trị, ý nghĩa của mỗi ngày phục vụ trong quân đội, với niềm vinh dự, tự hào của  “Bộ đội Cụ Hồ”. Sử dụng mạng xã hội một cách tích cực, hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu thời   bình” đạt hiệu quả cao nhất.  

Văn   hóa đọc không chỉ bồi đắp lý tưởng, niềm tin, lẽ sống; kiến thức, rèn luyện,   xây dựng và phát triển phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, mà còn phát triển tư duy phản biện khoa học sáng tạo, giúp tuổi trẻ Quân đội tự tin tham gia đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ nền văn hóa, con người Việt Nam. Văn hóa đọc đang trở thành nền tảng tinh thần quan trọng góp phần xây   dựng thế hệ trẻ trong Quân đội phát triển về trí tuệ, vững vàng về bản lĩnh và phẩm chất chính trị. Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp tuổi trẻ quân đội trở thành chủ thể xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bảo vệ vững chắc Tổ quốc việt Nam xã hội chủ nghĩa trong kỷ nguyên   phát triển mới./.  

Trần Ngọc Châu Anh  

(Thư viện Quân đội)