Theo các báo cáo thường niên của Tổ chức Y tế thế giới, TBMMN là một trong những nguyên nhân gây tử vong và để lại di chứng nặng nề nhất cho bản thân người bệnh cũng như xã hội. Qua khảo sát ở các nước phát triển cho thấy, TBMMN và nhồi máu cơ tim còn gây tử vong cao hơn so với ung thư.
Tại Việt Nam, các báo cáo cũng cho thấy, TBMMN ngày càng gia tăng và đối tượng có nguy cơ cao thường là người cao tuổi và các bệnh nhân mắc phải các bệnh chuyển hóa như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu và bệnh lí mạch vành.
TBMMN bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não, vỡ mạch máu não, thủ phạm chính được xác lập là do tăng sợi fibrin trong máu, dẫn đến hình thành cục máu đông kèm theo yếu tố thuận lợi là xơ vữa mạch máu, nhưng đa số TBMMN là do nhồi máu não, tức là tình trạnh giảm hoặc ngưng trệ tuần hoàn đột ngột có thể do co thắt mạch não, cục máu đông, dẫn đến các tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc tê liệt, gây ra các biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong mà nhẹ thì để lại các di chứng như liệt chân tay, méo mồm, nói ngọng…
Còn đối với nhồi máu cơ tim, thủ phạm cũng là cục máu đông, nhưng ở đây nguyên nhân gây bệnh thường tiềm ẩn ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ rõ ràng như xơ vữa động mạch vành, thiểu năng mạch vành, người cao huyết áp, tăng cholesterol và tiểu đường… dẫn đến tắc nghẽn mạch vành, gây vỡ mạch máu và tử vong.
Có một điểm cần lưu ý đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao nữa là người già, khi mà các chức năng của cơ thể bị suy giảm, đặc biệt là cơ thể không sản sinh ra được đầy đủ các chất nội sinh cần thiết để duy trì các hoạt động, dẫn đến dễ mắc các bệnh gọi là “bệnh của người già” như tiểu đường type I và type II, tăng cholesterol trong máu… dẫn đến nguy cơ bị TBMMN và nhồi máu cơ tim; đặc biệt liên quan mật thiết đến hai căn bệnh này đó là enzyme tiêu sợi huyết. Bình thường plasminogel được sản xuất ra và nằm bất hoạt trong gan, khi có sự bất thường về yếu tố đông máu như tăng sợi fibin trong máu, thì cơ thể sẽ huy động các chất hoạt hóa TPA (tisue plasminogen activator) để hoạt hóa plasminogen thành plasmin và plasmin sẽ thủy phân các sợi fibin ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, tránh được nguy cơ bị tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Bình thường khi người có nguy cơ bị TBMMN, nhồi máu cơ tim thì thầy thuốc hay cho dùng các thuốc để dự phòng, ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu là dùng aspirin với liều thấp hàng ngày, các chất kháng đông tổng hợp như wanfarin, heparin hay các nase, urokinase để hoạt hóa plasminogen và gần đây thì người ta hay dùng enzy lubrokinase (lumbrotine) được chiết xuất từ giun đất có tác dụng trực tiếp thủy phân sợi fibin (tan cục máu đông); ngoài ra lumbrokinase còn tác dụng tăng hoạt hóa plasminogen, tuy nhiên không chỉ dự phòng, enzyme lumbrokinase còn hỗ trợ trong điều trị các di chứng của TBMMN như liệt tay chân, teo cơ, nói ngọng… Khi đã bị tai biến rồi, ngay sau khi ra viện, việc theo dõi và sử dụng thuốc hạ huyết áp vẫn cần được duy trì và theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ để tránh huyết áp cao gây đột quỵ trở lại. Phương châm chăm sóc của người bệnh sau đột quỵ là phải toàn diện: Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ và tái khám lại đúng hẹn để được điều trị liên tục và điều chỉnh thuốc cho phù hợp; tránh tự ý ngừng điều trị khi thấy người đã khỏe; tập vận động tại nhà tùy theo mức độ di chứng hoặc các phòng vật lý trị liệu; tự xoa bóp casccow cho máu lưu thông đề phòng teo cơ cứng khớp; chú ý không tập luyện quá sức; cho bệnh nhanh tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày có sức trợ giúp của người thân; gắng phục hồi sớm để sống độc lập; cho bệnh nhân nằm đầu cao 300, tránh gối cao gập cổ gây khó thở, đầu cổ và thân phải thẳng; thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên mỗi giờ; giữ quần áo, ga giường, đệm và da luôn khô ráo sạch sẽ để tránh loét và nhiễm khuẩn; làm vệ sinh răng miệng hàng ngày 2-3 lần; ăn đủ thành phần dinh dưỡng, nên dùng thức ăn dạng mềm dễ tiêu, không ăn mỡ, giảm muối, đường, tinh bột, kiêng rượu bia, các chất kích thích, ăn nhiều rau, củ, quả và trái cây; tránh gió lùa, cẩn thận khi thời tiết chuyển mùa, tránh tắm khuya; cần có một chế sinh hoạt phù hợp; kết hợp luyện tập thể dục thể thao với vui chơi giải trí; tinh thần thoải mái, vui vẻ trong cuộc sống, tránh các căng thẳng thần kinh.
Dược sĩ Phan Lê Hoàng