Để thực hiện tốt nội dung Nghị quyết Liên tịch nói trên, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam biên soạn cuốn “Sổ tay công tác Bảo vệ môi trường” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường; cơ sở pháp lý của công tác bảo vệ môi trường và những hoạt động bảo vệ môi trường cho tổ chức Hội và hội viên Cựu chiến binh các cấp. **LỜI NÓI ĐẦU ** Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây cũng là thời gian chúng ta phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của môi trường. Trước tình hình đó, *Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về vấn đề này. *
*Trong nhiều năm qua, **Hội Cựu chiến binh (HCCB) Việt Nam đã có nhiều hoạt động góp phần vào công tác bảo vệ môi trường. Ngày 25/12/2006, HCCB Việt Nam cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Nghị quyết Liên tịch số 05/2006/NQLT-CCB-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường với mục đích: *
·* Nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh; *
·* Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Cựu chiến binh trong công tác bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu, chương trình Hội Cựu chiến binh giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; *
·* Xây dựng và nhân rộng các mô hình hội viên Hội Cựu chiến binh tham gia có hiệu quả vào việc bảo vệ môi trường; *
·* Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa Hội Cựu chiến binh Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan nhằm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. *
*Để thực hiện tốt nội dung Nghị quyết Liên tịch nói trên, Hội Cựu chiến binh Việt Nam biên soạn cuốn “Sổ tay công tác Bảo vệ môi trường” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường; cơ sở pháp lý của công tác bảo vệ môi trường và những hoạt động bảo vệ môi trường cho Hội CCB. *
Sổ tay Công tác Bảo vệ môi trường có thể chưa đáp ứng được đầy đủ mọi yêu cầu của Hội Cựu chiến binh trong công tác BVMT, *nhưng sẽ giúp ích một phần nhỏ cho Cựu chiến binh nói chung và các đồng chí trong việc tham gia BVMT ở địa phương cũng như thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ môi trường trong Nghị quyết Liên tịch mà Hội đã ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường. *
*Do biên soạn lần đầu nên cuốn Sổ tay không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, trong quá trình vận dụng thực hiện, mong các đồng chí hội viên Hội CCB đóng góp ý kiến để Ban biên soạn tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung cho lần tái bản sau được hoàn thiện hơn nữa. *
**Ban biên soạn **
CÁC CHỮ VIẾT TẮT** **
BVMT : Bảo vệ môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
BĐKH : Biến đổi khí hậu** **
**CN : Công nghệ **
**ĐDSH : Đa dạng sinh học **
**GDP : Tổng thu nhập Quốc dân **
**HCCB : Hội Cựu chiến binh **
**IPCC : Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu **
**KNK : Khí nhà kính **
**KSH : Khí sinh học **
**MT : Môi trường **
**NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn. **
**LHQ : Liên hợp quốc **
**PTBV : Phát triển bền vững **
**WMO : Tổ chức Khí tượng Thế giới **
**SH : Sinh học **
**TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam **
**TNTN : Tài nguyên thiên nhiên **
**TN & MT : Tài nguyên và môi trường **
**UNEP : Chương trình Môi trường Liên hợp quốc. **
**UBND : Ủy ban nhân dân **
**VSV : Vi sinh vật. **
CHƯƠNG 1** **
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG** **
1.1. Tài nguyên thiên nhiên** (TNTN)**** **
1.1.1. Định nghĩa và đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên*** ***
**Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. Ví dụ: đất, nước, biển, rừng, khoáng sản, khí hậu, sinh vật, …(Lê Văn Khoa, “Khoa học môi trường”, NXBGD, 2006). **
**Mỗi loại TNTN có đặc điểm riêng, nhưng có hai đặc điểm chung: **
**a, Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên. **
b, Đại bộ phận TNTN có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.** **
1.1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên*** ***
*Căn cứ vào khả năng tái tạo và liên quan đến bề mặt Trái đất, TNTN được phân chia làm 2 loại là TNTN tái tạo được và TNTN không tái tạo được. ***
***a, Tài nguyên thiên nhiên tái tạo được là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh, ví dụ như tài nguyên đất, rừng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hợp lý, nhiều loại tài nguyên tái tạo sẽ trở thành loại tài nguyên không tái tạo như đất trồng, nếu khai thác nhiều, chăm bón không hợp lý sẽ thoái hóa và bị hoang hóa. ***
***b, Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được là nguồn tài nguyên khi khai thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt, ví dụ: khoáng sản, dầu mỏ, than đá v.v… ***
1.1.3. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên*** ***
***Việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển, sao cho đáp ứng đủ nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn không ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai là mục tiêu quan trọng mà con người đang hướng đến. Muốn làm được điều này cần phải: ***
***a, Giữ mức khai thác trong phạm vi có thể tái sinh, tái tạo được đối với các nguồn tài nguyên tái tạo; ***
***b, Quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được, sử dụng những kỹ thuật tiên tiến để giảm hao phí tài nguyên, chống nạn khai thác bừa bãi, thay đổi cách sử dụng và tiêu dùng của con người để hạn chế nguy cơ suy giảm các nguồn tài nguyên này, có phương pháp tái sinh thích hợp để quay vòng sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo một cách hiệu quả nhất. ***
1.1.4. Con người với tài nguyên thiên nhiên*** ***
***Trong lịch sử phát triển, hai sự kiện góp phần to lớn vào việc thay đổi bộ mặt Trái đất là xuất hiện sự sống và sau đó xuất hiện loài người. Từ khi con người xuất hiện, bộ mặt Trái đất một lần nữa bị thay đổi. Con người cần khai thác tài nguyên để sản xuất hàng hóa, phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Ở thời kỳ đầu, con người tác động vào thiên nhiên chủ yếu bằng lao động cơ bắp giản đơn, còn trí tuệ chủ yếu là kinh nghiệm, vật tư kỹ thuật chưa có, nên sản phẩm làm ra cũng chưa nhiều và chưa làm nảy sinh những vấn đề môi trường. Trong quá trình phát triển, con người ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và những tri thức khoa học, công nghệ, khám phá được nhiều bản chất cơ bản của thế giới tự nhiên, đồng thời con người cũng tác động mạnh mẽ hơn vào thế giới tự nhiên không chỉ bằng lao động cơ bắp, mà bằng cả vật tư, công cụ tân tiến và tri thức khoa học hiện đại tất yếu dẫn đến hủy hoại hoặc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Như vậy, việc giáo dục về nhận thức TNTN cho cộng đồng và đào tạo kỹ năng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên cho con người giữ vai trò quyết định trong phát triển bền vững TNTN. ***
1.1.5. Phát triển bền vững*** ***
***Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “Phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. ***
***Ở mỗi quốc gia, với mức độ khác nhau đã có các chương trình, kế hoạch hành động nhằm bảo vệ môi trường và PTBV. Nhiều công ước, hiệp ước quốc tế nhằm bảo vệ TNTN, bảo vệ các giá trị môi trường chung của thế giới đã được cộng đồng quốc tế ký kết và thực hiện. Sự bền vững của việc phát triển kinh tế - xã hội có thể được đánh giá bằng những chỉ tiêu nhất định về kinh tế, TNTN, chất lượng môi trường và tình trạng xã hội. ***
***Phát triển bền vững gồm 4 chỉ tiêu sau: ***
***a, Về kinh tế: việc đầu tư phát triển nói chung phải đem lại lợi nhuận, tổng sản phẩm trong nước (tăng GDP); ***
***b, Về tài nguyên thiên nhiên: các tài nguyên tái tạo phải được sử dụng trong phạm vi khôi phục cả về số lượng và chất lượng bằng các con đường tự nhiên hoặc nhân tạo. Tài nguyên không tái tạo được phải sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế và được bổ sung thường xuyên bằng các tài nguyên thay thế, tự nhiên hoặc nhân tạo; ***
***c, Về chất lượng môi trường: môi trường không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, môi trường nhân văn không bị các hoạt động của con người làm cho suy thoái và ô nhiễm, các nguồn phế thải phải được xử lý và khống chế đạt tiêu chuẩn môi trường quy định của mỗi quốc gia; ***
***d, Về văn hóa - xã hội, phát triển bền vững sẽ làm cho xã hội có kinh tế phát triển đi đôi với công bằng xã hội; giáo dục, y tế phát triển; các giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc và cộng đồng phải được bảo vệ và phát huy. ***
***Việt Nam đã có “Định hướng chiến lược phát triển bền vững” hay còn gọi là “Chương trình nghị sự 21” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 8 năm 2004. Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam được viết tắt là AGENDA21 gồm ******nh÷ng ®Þnh hướng lín lµm c¬ së ph¸p lý ®Ó c¸c ******B******é, Ngµnh, ******Đ******Þa phương, c¸c tæ chøc vµ c¸ nh©n triÓn khai thùc hiÖn, phèi hîp hµnh ®éng nh»m ®¶m b¶o ph¸t triÓn bÒn v÷ng ®Êt ******nước ******trong thÕ kû 21. C******hương trình bao gồm 19 lĩnh vực ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong đó có 5 lĩnh vực ưu tiên để phát triển kinh tế bền vững, 5 lĩnh vực ưu tiên để phát triển xã hội bền vững và 9 lĩnh vực ưu tiên để phát triển tài nguyên và môi trường bền vững. ******Nh vËy, thùc chÊt cña ph¸t triÓn bÒn v÷ng lµ b¶o vÖ vµ sö dông hîp lý tµi nguyªn thiªn nhiªn mµ vÉn ®¶m b¶o ®îc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi. ***
1.2. Môi trường** **
1.2.1. Định nghĩa*** ***
***“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. (Điều 3, Luật BVMT 2005). ***
1.2.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường*** ***
***a. Môi trường là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật ***
***Trong cuộc sống hàng ngày con người cần nơi ở, đất đai để canh tác và các tiện nghi cho sinh hoạt, cần nước để uống, cần thực phẩm để ăn, cần không khí để thở. Thế giới sinh vật cũng cần không gian để sống và các nguồn thức ăn để tồn tại. ***
***b. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người ***
***Mọi hoạt động của con người để duy trì cuộc sống đều nhằm vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên thông qua lao động. Từ thiên nhiên, con người lấy ra của cải vật chất để đáp ứng các nhu cầu của mình. Tức là dùng trí tuệ, công cụ thông qua lao động để khai thác nguồn tài nguyên trên mặt đất (động vật, thực vật,…) và dưới lòng đất (dầu mỏ, khí đốt,…) để phục vụ cho đời sống và sản xuất. ***
***c. ******Môi trường là nơi chứa đựng và phân hủy các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất ***
***Trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, con người đã thải ra nhiều chất thải vào môi trường. Ở đó, các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí, sẽ bị phân hủy, biến đổi thành các chất đơn giản, thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất trở lại trạng thái nguyên liệu tự nhiên, môi trường trở nên trong sạch. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa làm cho số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến nhiều nơi, nhiều chỗ quá tải gây ô nhiễm môi trường. ***
***d. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin về quá khứ cho con người ***
***Các hiện vật, di chỉ được con người phát hiện trong khảo cổ giúp chúng ta giải đoán được nhiều bí ẩn diễn ra trong quá khứ. Khi được liên hệ và khâu nối với những sự kiện của hiện tại với quá khứ, con người sẽ giải đoán được những sự kiện xảy ra trong tương lai. Hơn nữa, nhiều sinh vật do phản ứng sinh lý của cơ thể khi có sự biến đổi của điều kiện tự nhiên đã thông báo sớm cho chúng ta những sự cố như bão, động đất, núi lửa v.v.. ***
1.2.3. Những vấn đề môi trường của Việt Nam hiện nay*** ***
***a. Suy thoái tài nguyên đất ***
***Suy thoái đất đang diễn ra phổ biến ở nhiều vùng rộng lớn của Việt Nam, đặc biệt là vùng đồi núi – nơi tập trung hơn ¾ quỹ đất của cả nước. Các dạng suy thoái đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, bạc màu, khô hạn, sa mạc hóa, đất ngập úng, lũ quét, sạt lở và đất bị ô nhiễm, khai thác quá giới hạn cho phép. Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng đồi núi có những vấn đề liên quan đến suy thoái đất. ***
***b. Suy giảm tài nguyên nước và ô nhiễm nguồn nước ***
***Việt Nam có trữ lượng nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào, song lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm và giữa các vùng nên tình trạng thiếu nước mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Trữ lượng nước ở các hồ thuỷ điện lớn (Thác Bà, Trị An, Hoà Bình) đang giảm xuống rõ rệt hoặc lũ quét ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Nghệ An… chủ yếu có nguyên nhân là nạn chặt phá rừng. ***
***Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm, mặn hoá các mạch nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nước ngầm ở các khu vực dân cư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải không xử lý. Các thấu kính nước ngầm đồng bằng Nam bộ đang bị mặn hoá do khai thác quá mức. ***
***Ô nhiễm nước mặt (sông, hồ, đất ngập nước) do các nguồn thải công nghiệp (kim loại nặng, vi sinh vật) và hoá chất nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học…). Một số vùng cửa sông đang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu. ***
***c. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn ***
***Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác BVMT ở nước ta hiện nay. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004, lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng CTR có thể tăng từ 24% đến 30%. Trong khi đó, việc thu gom CTR chưa được thực hiện triệt để, tại các thành phố, lượng thu gom đạt khoảng hơn 70%, ở nông thôn, con số này mới chỉ đạt 20%. Cùng với đó là việc áp dụng công nghệ xử lý còn rất hạn chế, chủ yếu là công nghệ chôn lấp, nhưng là chôn lấp không đúng yêu cầu kỹ thuật. Theo điều tra cho thấy, có rất ít bãi chôn lấp được coi là chôn lấp hợp vệ sinh, đa số vẫn là các bãi đổ rác tự nhiên. Việc tái chế mới chỉ đạt 10-12% khối lượng. Xử lý chất thải nguy hại còn nhiều bất cập, chưa có quy hoạch, đầu tư của Nhà nước, đa số đang được công ty tư nhân xử lý với năng lực hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu BVMT. ***
***d. Rừng tiếp tục bị suy thoái ***
***Tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng chỉ trong mấy thập kỷ của đầu thế kỷ XX, diện tích rừng của Việt Nam đã giảm nhanh chóng. Theo Maurand, năm 1943, nước ta có 14,3 triệu ha rừng, chiếm 43% diện tích đất tự nhiên thì đến năm 1998, cả nước ta chỉ còn 9,6 triệu ha rừng, chiếm 28,4% trong đó có 8,2 triệu ha rừng tự nhiên và 1,4 triệu ha rừng trồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2005 độ che phủ rừng ở Việt Nam đã tăng lên đạt 36,7% sau khi đã thực hiện nhiều chính sách khôi phục rừng. Tuy nhiên, chất lượng rừng vẫn ngày càng suy giảm. Rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng. ***
***Nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm nhanh chóng tài nguyên rừng ở nước ta chủ yếu là do chiến tranh lâu dài đã hủy diệt diện tích rừng rộng lớn; khai thác gỗ bừa bãi; tình trạng di dân tự do, phá rừng làm nương rẫy; nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên; công nghệ khai thác, chế biến gỗ còn lạc hậu nên gỗ tiếp tục bị khai thác mạnh. ***
***e. Suy giảm đa dạng sinh học ***
***Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới và được xem là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đa dạng sinh học Việt Nam được thể hiện ở mức độ phong phú và đa dạng cả về số lượng, thành phần loài, đa dạng các nguồn gen và đa dạng các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học có giá trị to lớn không gì có thể thay thế được đối với sự tồn tại và phát triển của con người và thế giới tự nhiên. ***
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đa dạng sinh học đã suy giảm nhiều. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay đang bị suy giảm với tốc độ nhanh*** ******và ở mức đáng báo động: các hệ sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp bị thu hẹp và giảm chất lượng; các loài động vật hoang dã bị khai thác cạn kiệt làm cho hầu hết các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng; đa dạng sinh học thủy vực cũng đang có nguy cơ suy giảm nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích rừng bị suy giảm nhanh làm mất nơi sống của các loài động vật; do khai thác có tính hủy diệt đối với động vật; cháy rừng, động đất, bão lụt, dịch bệnh…; do khai thác quá mức tài nguyên; ô nhiễm môi trường; ô nhiễm sinh học do nhập các loài sinh vật ngoại lai không kiểm soát được gây ảnh hưởng bất lợi đến các loài bản địa. ***
***f. Ô nhiễm không khí ***
***Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có nhiều bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn… Ở Việt Nam, môi trường không khí ở các vùng nông thôn về cơ bản là trong lành do khu vực này công nghiệp không phát triển, tuy nhiên ô nhiễm không khí ở khu công nghiệp tập trung và các đô thị, đặc biệt là đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện với mức độ đáng báo động. Các yếu tố gây ô nhiễm không khí hiện nay là bụi và khí thải từ sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và đun nấu phục vụ sinh hoạt của nhân dân. ***
***g. Biến đổi khí hậu ***
***Việt Nam là một quốc gia ******có 3.260 km bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn nhưng cũng là một trong 10 quốc gia bị tác động mạnh nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Theo bản Báo cáo về Phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 20C, thì 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽ ngập chìm trong nước biển và TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Để hạn chế thiệt hại do nước biển dâng cao, trước mắt cần trồng rừng ngập mặn và quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các khu bảo tồn sinh thái; không quy hoạch khu định cưgần bờ biển, cửa sông; xây đê cao 1-1,2m để bảo vệ cảng biển, di tích, điểm du lịch... trong vùng ngập do nước biển dâng. Để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, vào ngày 2/12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. ***
*Nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề môi trường một phần là do tự nhiên gây ra như hiện tượng núi lửa, bão, lũ lụt, cát bay … nhưng nguyên nhân chính làm huỷ hoại MT là do con người với hoạt động sản xuất công nghiệp ồ ạt, quá trình đô thị hoá không những tiêu thụ nguồn năng lượng khổng lồ mà còn thải ra quá nhiều chất thải vào MT, kèm theo tiếng ồn, chất độc, độ rung, chất phóng xạ … Cùng với đó là sinh hoạt hàng ngày của hàng tỷ con người với nhu cầu tiêu dùng vật chất ngày càng lớn. Tất cả những tác động này đã làm cho môi trường ngày càng suy giảm nghiêm trọng. *
***CHƯƠNG **2 *
CƠ SỞ CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG*** ***
2.1. Cơ sở pháp lý quốc tế** về bảo vệ môi trường**** **
***Vấn đề môi trường có tính chất toàn cầu, vì vậy để giải quyết vấn đề này nhất thiết phải có sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, đã có nhiều văn bản pháp lý quốc tế ra đời với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới nhằm mục đích cùng nhau hành động BVMT. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về các Điều ước quốc tế môi trường thể hiện trong Điều 118, Chương XII, Luật BVMT năm 2005: “Điều ước quốc tế có lợi cho việc BVMT toàn cầu, môi trường khu vực và môi trường trong nước được ưu tiên xem xét để ký kết hoặc gia nhập. Điều ước quốc tế về môi trường mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên phải được thực hiện đầy đủ”. Với quan điểm này, Việt Nam là một trong nhiều quốc gia rất tích cực, thiện chí ký cam kết, tham gia, và thực hiện các Điều ước quốc tế về BVMT. Dưới đây là một trong những Điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập: ***
***a, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển vào năm 1992 tại Rio de Janeiro (Brazil), đưa ra bản Tuyên bố Rio 92 về Môi trường và Phát triển. Bản Tuyên bố bao gồm 27 nguyên tắc trong đó nguyên tắc đầu tiên đã nêu rõ: “Con người là trung tâm của những mối quan hệ về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh hài hòa với thiên nhiên”. Đặc biệt, trong bản tuyên bố có nhấn mạnh nguyên tắc 10: “Các vấn đề môi trường được tốt nhất với sự tham gia của dân chúng có liên quan ở cấp độ thích hợp. Ở cấp quốc gia, mỗi cá nhân có quyền được các nhà chức trách cung cấp các thông tin thích hợp liên quan đến môi trường, bao gồm thông tin về những nguyên liệu và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng và cơ hội tham gia vào các quá trình quyết định”. ***
***b, Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới tại Johannesburg (Nam Phi) về Phát triển bền vững, có 196 nước tham gia, đã tái khẳng định các nguyên tắc trong bản Tuyên bố Rio 92 với 6 vấn đề trong đó có 37 nội dung từ thách thức đến các cam kết về phát triển bền vững. Một lần nữa nguyên tắc 10 lại được tái khẳng định với 3 nội dung về quyền tiếp cận của công chúng. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này, qua đánh giá tình hình thực hiện trong 10 năm qua đã không đáp ứng được yêu cầu của Tuyên bố nói trên, nên tình hình chưa cải thiện được là bao. Vì vậy, Hội nghị Johannesburg lần này, một Tổ chức hợp tác vì Nguyên tắc 10, viết tắt là PP 10 (Partnership for Principle 10) được hình thành. Mục đích của Tổ chức này là tập hợp các Chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế cùng hợp tác để thực hiện các nội dung của Nguyên tắc 10 của bản Tuyên bố Rio 92. ***
***c, ******Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Năm 1988, Đại Hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết số 43/53, thừa nhận sự biến đổi khí hậu là một vấn đề nóng bỏng , vì vậy Thế giới đã thành lập Ban liên chính phủ để nghiên cứu sự biến đổi khí hậu (IPCC), đánh giá sự quan tâm của cả nhân loại. Trong năm đó, Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP) và Tổ chức Khí tượng đã đánh giá mức độ ảnh hưởng có thể có của hiện tượng biến đổi khí hậu đối với toàn cầu và đề ra chiến lược để đối phó với hiện tượng này. Mục tiêu cơ bản của công ước là ổn định thể tích các loại khí nhà kính được thải trong khí quyển, đến mức độ không gây rối loạn nguy hiểm đối với các hệ thống khí hậu trong một thời gian nhất định, đủ để cho các hệ sinh thái có thể thích nghi một cách tự nhiên đối với những biến đổi khí hậu. ***
***d, Công ước đa dạng sinh học được Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất thông qua năm 1992. Công ước đã được 152 quốc gia ký sau 3 năm thương lượng. Nội dung của bản công ước được sự nhất trí giữa các quốc gia liên quan tới những vấn đề bảo tồn, quản lý tài nguyên sinh học, như thành lập các khu bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát hoặc loại trừ các loài ngoại lai có thể đe dọa các hệ sinh thái, các loài và nơi cư trú của chúng, khôi phục các loài bị đe dọa và tái nhập các loài này trở về những nơi cư trú tự nhiên của chúng. ***
***e, Cùng với tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất còn đưa ra Bản tuyên bố các nguyên tắc về rừng. Tuyên bố Rio nói rằng rừng với những quá trình sinh thái phức tạp của mình có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế và duy trì tất cả các hình thức của cuộc sống. Trong 15 nguyên tắc về rừng, đặc biệt chú ý nguyên tắc đầu tiên là tất cả các nước phải tham gia vào việc “phủ xanh thế giới” thông qua việc trồng rừng và bảo vệ rừng. ***
***f, “Chương trình nghị sự 21” (Agenda 21) là văn kiện đồ sộ gồm 40 chương, nhằm cụ thể hoá những văn kiện nêu trong bản “Tuyên bố Rio”, bản “Tuyên bố về những nguyên tắc đối với rừng”, “Công ước về sự thay đổi khí hậu toàn cầu”, “Công ước đa dạng sinh học” thành các hành động cụ thể. ******Chương trình nghị sự 21 là kim chỉ nam cho sự nghiệp và các chính sách của chính phủ, đồng thời cũng là kim chỉ nam cho sự lựa chọn của mỗi cá nhân bước tiếp vào thế kỷ 21 này. ***
2.2. Quy định về Bảo vệ môi trường ở Việt Nam** **
2.2.1. Chỉ thị 36/CT-TW*** ***
Ngày*** ******25/06/1998, ******Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 36/CT-TW về “Tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” với 8 giải pháp quan trọng trong đó giải pháp số 1 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng BVMT. ***
2.2.2. Nghị quyết 41/NQ-TW*** ***
Sự nghiệp BVMT ngày càng trở nên quan trọng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” với 5 quan điểm và 7 giải pháp để BVMT trong đó giải pháp đầu tiên đã nhấn mạnh về công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cụ thể sau:*** ***
***a, Quan điểm ***
***- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta; ***
***- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong các nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững; ***
***- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mọi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là chỉ tiêu quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta; ***
***- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo vệ thiên nhiên, kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn nhân lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế, kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống; ***
***- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. ***
***b, Giải pháp ***
***- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. ***
***- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ***
***- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường ***
***- Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường ***
***- Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường ***
***- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường ***
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả họp tác quốc tế về môi trường.
2.2.3. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005*** ***
***Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. ***
***Luật BVMT năm 2005 đã thay thế cho Luật BVMT năm 1993. Luật gồm có 15 chương, 136 điều. Trong Luật BVMT 2005 quy định hệ thống các hoạt động bảo vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực cho bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân. Luật BVMT năm 2005 quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền và việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường v.v... Luật BVMT năm 2005 cũng cho phép áp dụng nhiều công cụ, biện pháp chế tài mạnh, đồng bộ, có tính răn đe cao như: áp dụng tiêu chuẩn môi trường, sử dụng các công cụ kinh tế, thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường... Nhằm định hướng cho mọi người có hành động đúng trong BVMT, tại Điều 6 của Chương 1 đã quy định cụ thể về các hoạt động BVMT được khuyến khích, Điều 7 quy định các hành vi bị nghiêm cấm. ***
***a. Những hoạt động BVMT được khuyến khích: Điều 6; Luật BVMT, 2005 ***
***- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; ***
***- Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm TNTN; ***
***- Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải; ***
***- Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn; ***
***- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa, lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế cao và có lợi cho môi trường; ***
***- Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường; ***
***- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn VSMT của cộng đồng dân cư; ***
***- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn VSMT, xóa bỏ hủ tục gây hại cho MT v.v.. ***
***b. Những hành vi bị nghiêm cấm: Điều 7; Luật BVMT, 2005 ***
***- Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên khác; ***
***- Khai thác, đánh bắt nguồn tài nguyên sinh vật bằng các biện pháp hủy diệt, không đúng thời vụ, sản lượng theo quy định của pháp luật; ***
***- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm; ***
***- Chôn lấp chất độc không đúng nơi quy định, quy trình kỹ thuật về BVMT; ***
***- Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn ra môi trường; ***
***- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào môi trường; ***
***- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép; ***
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái;*** ***
***- Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; ***
***- Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ BVMT; ***
***- Hoạt động hoặc sinh sống trái phép ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực có mức độ đặc biệt nguy hiểm về MT đối với sức khỏe và tính mạng con người; ***
***- Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động BVMT, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường v.v.. ***
***c. Quyền hạn của tổ chức, cá nhân trong việc BVMT ***
***- Tổ chức, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về BVMT đến cơ quan tổ chức hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và cơ quan phê duyệt Dự án. (khoản 5, điều 17); ***
***- Trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của một Dự án được triển khai tại địa phương, ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư phải được nêu trong nội dung Báo cáo (khoản 8, điều 20); ***
***- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về BVMT đến cơ quan tổ chức việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (khoản 6, điều 21); ***
***- Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT (khoản 1, điều 128); ***
***- Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật BVMT sau đây: gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; xâm phạm quyền lợi, lợi ích của nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân (khoản 2, điều 128); ***
***- Đặc biệt luật BVMT 2005 đã quy định về cung cấp các thông tin về môi trường cho nhân dân ( Điều 104 và 105). ***
2.2.4. Luật đa dạng sinh học*** ***
***Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khóa XII), kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2009. Vấn đề đa dạng sinh học trước đây được quy định ở chương IV, Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Luật Đa dạng sinh học gồm 8 chương, 78 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Điều 7 của Luật quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm như sau: ***
***a, Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, ngoại trừ vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn; ***
***b, Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn; ***
***c, Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn; ***
***d, Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ***
***e, Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ***
***f, Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen; ***
***g, Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại; ***
***h, Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ***
***i, Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn. ***
2.2.5. Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020*** ******(Ban hành kèm theo Quyết định số: 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ) đã nêu: ***
***a, Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân… (mục 1.2); ***
***b, BVMT phải trên cơ sở quản lý nhà nước đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về BVMT (mục 1.3). ***
***c, Đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT. Nội dung của việc xã hội hóa công tác BVMT là huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác BVMT; Xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với các đối tác tư nhân khi tham gia hoạt động BVMT; Đề cao vai trò của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT, giám sát việc BVMT; Đưa BVMT vào nội dung hoạt động của các khu dân cư, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác BVMT (mục 7, phần 3). ***
2.2.6. Định hướng Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)*** (Ban hành kèm theo Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT. Nội dung Chương trình Nghị sự 21 đã nêu ra 5 vấn đề về PTBV ở Việt Nam: PTBV là con đường tất yếu của Việt Nam; những lĩnh vực kinh tế; xã hội; sử dụng tài nguyên, BVMT, và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm PTBV; tổ chức thực hiện PTBV. ***
***Các hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật về môi trường đang được bổ sung và hoàn thiện đã dần từng bước đáp ứng được nhu cầu của công tác BVMT, hệ thống các cơ quan bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở được tăng cường, lực lượng cảnh sát môi trường đã được thành lập và hoạt động. Đó chính là cơ sở vững mạnh giúp chúng ta thực hiện tốt công tác BVMT. ***
2.3. Đạo đức môi trường** **
***Đạo đức môi trường nhìn nhận việc BVMT từ trong lương tâm của con người, từ trong thái độ và hành vi ứng xử trước môi trường, chống lại mọi hành vi tàn phá môi trường vì lợi ích của bản thân mình hoặc nhóm xã hội mà mình là một đại diện. Đạo đức MT sẽ dẫn đến ý thức tự giác tôn trọng các chuẩn mực môi trường của xã hội mà không vì sự ràng buộc của pháp luật. ***
***Các nguyên tắc của Đạo đức MT: ***
***a, Sống hài hoà với môi trường thiên nhiên; ***
***b, Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; ***
***b, Cùng nhau chia sẻ một cách bình đẳng các lợi ích và trách nhiệm khi sử dụng MT chung. Nhất là cần phải bình đẳng giữa các quốc gia, giữa các tộc người và các thế hệ nhân loại. Mọi người đều có quyền bình đẳng, sống trong một môi trường an toàn. ***
***c, Khuyến khích phát triển các công nghệ thân thiện với MT; ***
***d, Mọi thành viên của xã hội loài người phải có trách nhiệm duy trì sự toàn vẹn của MT toàn cầu, phải xây dựng lối sống tiết kiệm và hạn chế tạo ra phế thải. ***
***Vấn đề Đạo đức môi trường ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm và trở thành một trong những cơ sở quan trọng của công tác Bảo vệ môi trường. Trong Hội nghị bàn tròn về Đạo đức môi trường vào ngày 4/6/1997 được tổ chức tại Xơ-un – Hàn Quốc, các bên tham gia đã ký vào bản tuyên bố mang tên “Tuyên bố Xơ-un về đạo đức môi trường”. ***
2.4. Quản lý nhà nước về môi trường*** ***
2.4.1. Khái niệm Quản lý môi trường*** ***
***Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên. Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục v.v.. ***
2.4.2. Mục tiêu Quản lý môi trường*** ***
***a, Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường từ trong các hoạt động sống của con người; ***
***b, Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp BVMT, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn với BVMT, nghiêm chỉnh thi hành Luật BVMT; ***
***c, Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương, công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về MT; ***
***d, Phát triển kinh tế - xã hội theo các nguyên tắc PTBV được Hội nghị Rio – 92 thông qua; ***
***e, Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các vùng lãnh thổ. ***
2.4.3. Nội dung Quản lý nhà nước về môi trường*** ***
***Nội dung Quản lý nhà nước về MT của nước ta được quy định tại Điều 121, Luật BVMT Việt Nam 2005, gồm các điểm: ***
***a, Trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT; ***
***b, Trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia về BVMT; ***
***- Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh; ***
***c, Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Chính phủ; ***
***d, Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường; ***
***e, Chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường cả nước phục vụ cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường; ***
***f, Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản cam kết BVMT trong phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; ***
***g, Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; ***
***h, Trình Chính phủ tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về BVMT với các nước, các tổ chức quốc tế; ***
***i, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT của Ủy ban nhân dân các cấp; ***
***k, Bảo đảm yêu cầu BVMT trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản. ***
2.4.4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường*** ***
***Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo về môi trường trong phạm vi cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi Trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Điều 122, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND các cấp ***
***a. Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND tỉnh tại địa phương ***
***- Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình kế hoạch về bảo vệ môi trường; ***
***- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; ***
***- Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương; ***
***- Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường ***
***- Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; ***
***- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; ***
***- Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh. ***
b. Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND cấp huyện tại địa phương* ***
***- Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; ***
***- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; ***
***- Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; ***
***- Tuyên truyền, giáo dục các biện pháp bảo vệ môi trường; ***
***- Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định của pháp luật có liên quan; ***
***- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện; ***
***- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; ***
***- Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã. ***
c. Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND cấp xã* tại địa phương**** ***
***- Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa ra chỉ tiêu về BVMT vào việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa; ***
***- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; ***
***- Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp; ***
***- Hòa giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải; ***
***- Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn. ***
***d. Các cơ quan chuyên môn phụ trách về BVMT ***
***Điều 123, Luật BVMT 2005 quy định cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường: ***
***- Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách công tác BVMT thuộc phạm vi toàn quốc ***
***- Sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn về BVMT giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố; ***
***- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn về BVMT giúp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý môi trường trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tại các xã, UBND xã bố trí cán bộ phụ trách công tác BVMT. ***
***Khi có các vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường theo luật BVMT, các cá nhân và tổ chức có thể liên hệ với các cơ quan chuyên môn về BVMT để đề xuất, khiếu nại, khiếu kiện. Tại các cấp và các ngành đều có thanh tra BVMT, cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó còn có lực lượng cảnh sát môi trường trực thuộc Bộ Công an giúp cho việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường có hiệu quả. ***
CHƯƠNG 3*** ***
HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM THAM GIA CÔNG TÁC BVMT*** ***
3.1. Trách nhiệm của Hội Cựu chiến binh trong công tác Bảo vệ môi trường** **
***Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước. Trong công tác BVMT, trách nhiệm của Hội CCBVN được quy định trong Nghị quyết số 41/NQ-TW, Luật BVMT năm 2005 là quy định về trách nhiệm của các đoàn thể chính trị - xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, trách nhiệm của Hội CCBVN trong BVMT còn quy định trong Nghị quyết Liên tịch số 05/2006/NQLT-CCB-BTNMT, cụ thể như sau: ***
***a, Quán triệt, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức nhằm trang bị kiến thức về pháp luật, khoa học - kỹ thuật, công nghệ BVMT cho cán bộ, hội viên và cộng đồng dân cư. Tuyên truyền, vận động hội viên gương mẫu, tích cự tham gia công tác bảo vệ môi trường. ***
***b, Tổ chức hội nghị, tập huấn chuyên đề về các vấn đề môi trường, mô hình xử lý chất thải và cách thức BVMT. ***
***c, Tham gia BVMT trên các vùng miền: Nông thôn, miền núi; Ven biển, hải đảo; Đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung. ***
***d, Biên soạn và phổ biến các tài liệu về môi trường phù hợp với trình độ nhận thức của cán bộ, hội viên. ***
***e, Xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước, cam kết BVMT. ***
***f, Tham gia giám sát, phát hiện, khiếu nại, khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, xâm phạm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cộng đồng ***
***g, Xây dựng, nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm của Cựu chiến binh về việc tham gia bảo vệ môi trường. ***
***h, Kết hợp với các cơ quan ban ngành trong hoạt động BVMT. ***
***i, Tiến hành sơ kết, biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác BVMT. ***
***k, Tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về BVMT. ***
**3.2. Nội dung công tác Bảo vệ môi trường của HCCB ****ở các vùng, miền trên cả nước **
3.2.1. Vùng nông thôn, miền núi*** ***
***a. Các vấn đề môi trường ***
***Nông thôn và miền núi nước ta nhìn trên toàn diện là khu vực còn nghèo, đời sống khó khăn, nhưng chiếm tỷ lệ lớn về diện tích và dân số. Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều địa phương ở vùng nông thôn, miền núi. Người dân ở khu vực nông thôn, miền núi đang phải “sống chung” với tình trạng ô nhiễm môi trường do hố xí không hợp vệ sinh, phân gia súc, hóa chất bảo vệ thực vật, thiếu nước sạch trong sinh hoạt, tài nguyên rừng, tài nguyên đất bị suy thoái. ***
**** Nước sạch ***
***Hiện nay, ở các vùng nông thôn, miền núi nước ta, nguồn nước sạch sử dụng trong sinh hoạt còn thiếu, vẫn còn rất nhiều người dân phải sử dụng các nguồn nước chưa được xử lý hợp vệ sinh: nước ao; nước sông; nước giếng đào gần ao, hồ, đầm vùng bị ô nhiễm, gần các chuồng gia súc, nghĩa địa, bãi chôn lấp rác thải của trạm xá… nên nước dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, kim loại... gây ra các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, các bệnh phụ khoa và bệnh về mắt v.v.. ***
**** Chất thải trong nông nghiệp ***
***- ******Nước thải ***
***Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, nước tiểu, nước cám bã, nước rửa và tráng lọ hoá chất BVTV độc hại. Nước thải được xả trực tiếp vào môi trường ao hồ, sông suối mà không được xử lý đảm bảo vệ sinh đang là vấn đề môi trường bức xúc ở khu vực này. ***
***- ******Chất thải rắn ***
***Có 2 loại chất thải rắn trong nông nghiệp bao gồm: chất thải rắn sinh ra từ sản xuất nông nghiệp dễ phân huỷ như: thức ăn thừa, phân động vật, cành cây, rơm, rạ, xác chết của gia súc, gia cầm... có thể xử lý bằng phương pháp yếm khí, háo khí hoặc đốt. Loại chất thải này nếu không được thu gom xử lý tốt cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lớn ở khu vực nông thôn, miền núi. Loại chất thải rắn thứ 2 là rác thải khó phân huỷ như: bao bì, chai lọ đựng phân bón, thức ăn cho gia súc, gia cầm; các công cụ lao động kim loại han gỉ… đều xả thải bừa bãi chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh. ***
**** Vệ sinh môi trường ***
***Vệ sinh môi trường nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng đến đời sống kinh tế, văn hoá, sức khoẻ của khu vực. Tuy nhiên, người dân nhiều vùng ở nông thôn, miền núi nước ta do ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu vẫn có thói quen nhốt trâu, bò dưới sàn nhà gây mất vệ sinh nhà cửa; không sử dụng hoặc sử dụng các loại hố xí không hợp vệ sinh; chưa có ý thức tự giác vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cống rãnh thoát nước, phân trâu bò trên đường làng…gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. ***
**** Quỹ đất và chất lượng đất giảm sút ***
***Hiện tượng thoái hóa, bạc mầu đất canh tác khá phổ biến do sử dụng không hợp lý, độc canh cây lúa và sử dụng các phương tiện cơ giới, hóa chất bảo vệ thực vật. Thoái hóa đất trồng là một vấn đề nan giải ở vùng núi do xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Độ mầu mỡ của đất trên khắp vùng núi cao bị giảm sút. Sự gia tăng dân số, nạn phá rừng và suy thoái môi trường đã gây ra một cuộc khủng hoảng thực sự trong nông nghiệp vùng cao. ***
**** Rừng bị suy thoái nghiêm trọng ***
***Rừng tự nhiên Việt Nam ngày càng bị thu hẹp về diện tích, năm 1943 từ một nước có độ che phủ rừng lớn trên thế giới, đến thời điểm hiện nay Việt Nam chỉ còn giữ được một diện tích nhỏ rừng nguyên sinh. Rừng tự nhiên đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển, rừng trên núi đá vôi vẫn tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng. Không chỉ diện tích rừng bị thu hẹp mà chất lượng rừng cũng bị suy giảm. ***
**** Suy giảm Đa dạng sinh học ***
Đa dạng sinh học của Việt Nam xếp thứ 16 trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng - hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao nhất bị suy thoái trầm trọng trong thời gian qua.*** ***
***b. Nội dung công tác BVMT ***
**** Tập huấn nâng cao nhận thức và cách thức Bảo vệ môi trường ***
***- Đối tượng tập huấn ***
·*** ******Đại diện hội viên hoặc toàn thể hội viên Hội Cựu chiến binh trong các chi hội ở địa phương. Sau khi tham gia lớp tập huấn, đội ngũ này sẽ là những tuyên truyền viên của công tác BVMT ở địa phương. Đồng thời, thực hiện triển khai các hoạt động đến cơ sở, vận động cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả. ***
***- Nội dung tập huấn ***
***Nội dung các bài giảng của lớp tập huấn phải phù hợp với trình độ của học viên, phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, sát thực với hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Những vấn đề cụ thể của lớp tập huấn về BVMT bao gồm: hướng dẫn người dân biết cách sử dụng hợp lý nước sinh hoạt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước; xử lý rác thải; vệ sinh môi trường; sử dụng hố xí hợp vệ sinh; phương pháp bảo quản và sử dụng thuốc BVTV; biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường ở cộng đồng. Nội dung cụ thể như sau: ***
·*** ******Mô hình cấp nước sạch ***
***Phát triển các hình thức cung cấp nước sạch nhằm giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho nhân dân. Bên cạnh mô hình cấp nước tập trung quy mô lớn, một số mô hình cấp nước tập trung quy mô nhỏ (cấp nước cho khoảng dưới 4.000 dân) được xây dựng theo chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn. Quy trình công nghệ kỹ thuật của mô hình cấp nước nhỏ gồm 3 phần: khai thác, xử lý và phân phối. Nguồn nước ngầm được khai thác bằng máy bơm, qua hệ thống xử lý gồm: giàn mưa, bể lọc, bể lắng, bể chứa và được phân phối theo đường ống đến từng hộ gia đình. ***
***Trên thực tế, việc cung cấp nước sạch hiện nay chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Nguồn cung cấp nước là nước mưa, giếng khơi, giếng khoan hoặc nước khe suối. Khi sử dụng các nguồn nước này cần lưu ý: ***
***+ Đối với nước mưa: Nước mưa trong dân gian gọi là nước không rễ, trước đây được nhiều người coi là nước sạch. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường như hiện nay nước mưa không được coi là nguồn nước sạch. Nước mưa rơi xuống kết hợp với bụi bẩn có chứa nhiều vi trùng gây bệnh, nhiều chất hoà tan độc hại (SO2, NO2, CO,...) do môi trường không khí bị ô nhiễm. Mặt khác, nước mưa được hứng từ trên mái nhà, nơi tích luỹ rất nhiều chất bụi bẩn. Vì thế, không nên uống nước mưa khi chưa được đun sôi. ***
***+ Đối với nguồn nước ngầm bị nhiễm sắt và nhôm: Nước thường có vị tanh, bị vẩn đục sau một thời gian ngắn. Cần sử dụng hệ thống lắng, lọc trước khi sử dụng (có thể sử dụng giàn phun mưa để tăng hiệu quả xử lý). ***
***+ Đối với nguồn nước mặt (sông, suối, ao, hồ) bị nhiễm mặn hữu cơ: Nước để lâu thường có mùi hôi, khi đun nước thấy xuất hiện các váng mỡ mỏng trên bề mặt và đáy thiết bị đun nước có cặn. Khi sử dụng các nguồn nước này cần thận trọng, không nên sử dụng nguồn nước có nhận nước thải của các nhà máy, phân gia súc, gần nơi bãi rác, bãi phế thải. ***
***+ Đảm bảo vệ sinh xung quanh giếng hoặc nguồn nước. Nếu nguồn nước ăn là nước giếng (đào hoặc khoan tay), phải thường xuyên quan trắc chất nước, nhất là những giếng sử dụng lần đầu, so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh nước cấp cho sinh hoạt. Quyết định 1329/2002/QĐ-BYT quy định: tiêu chuẩn vệ sinh nước dùng để ăn uống, chế biến thực phẩm bắt buộc phải qua xử lý khử khuẩn nguồn nước bằng Clo. ***
·*** ******Xử lý nước thải ***
***Nước thải gây ô nhiễm lớn, gây mùi khó chịu và chứa nhiều vi khuẩn, chủ yếu từ nước thải vệ sinh chuồng trại chăn nuôi. Do vậy, để hạn chế mức độ ô nhiễm từ hoạt động này, cần chú ý vệ sinh chuồng trại khô ráo, bố trí chuồng trại chăn nuôi ở khu vực hợp lý; bố trí hệ thống nước rửa, chuồng trại thoáng mát, khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại bằng vôi. Đối với những hộ chăn nuôi lớn nên xây dựng hầm ủ Biogas. ***
·*** ******Xử lý chất thải ***
***Hiện nay, xử lý chất thải ở nước ta còn nhiều bất cập như: rác thải nông thôn không được thu gom tập trung; các chất thải rắn chưa được phân loại; việc xử lý và đổ thải chất thải rắn không đúng kỹ thuật, không hợp vệ sinh. Rác thải nông thôn chủ yếu được thải ra từ sinh hoạt của người dân và từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Rác thải được phân ra làm các loại sau: ***
***+ Rác hữu cơ: Rác thực phẩm từ nhà bếp, hoa quả, lá, cành cây, xác chết động vật... ***
***+ Rác vô cơ: đất, cát, xỉ than, sành xứ vỡ… ***
***+ Rác tái chế: là sản phẩm được sản xuất từ giấy, nhựa, thuỷ tinh, kim loại … ***
***Trước khi xử lý rác thải chúng ta cần làm tốt công tác phân loại rác tại nguồn thành từng nhóm (rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế) nhằm tách được các loại rác có khả năng tái chế, tái sử dụng, hạn chế lượng rác thải cần xử lý, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường, tăng nguyên liệu đầu vào,... Theo đó, các chất thải có khả năng tái chế, chất thải thông thường và chất thải độc hại được phân loại riêng. Từ đó, các loại này được xử lý theo các biện pháp thích hợp. Hiện nay, có 3 công nghệ xử lý rác chất thải: Chôn lấp, làm phân compost và thiêu đốt. ***
***+ Chôn lấp: Là công nghệ đơn giản nhưng đòi hỏi có diện tích lớn. Bãi chôn lấp phải được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, vận hành bãi chôn lấp cần theo quy định. Hình thức chôn lấp rác áp dụng với các loại rác không có khả năng tái chế, tái sử dụng, chất thải nguy hại. ***
***+ Chế biến thành phân vi sinh (compost): Thành phần chất thải rắn hữu cơ dễ phân huỷ như rau, quả phế phẩm, thực phẩm thừa, cỏ, lá cây... có thể chế biến dễ dàng thành phân compost để phục vụ nông nghiệp. ***
***+ Thiêu huỷ: Xây dựng các lò đốt với nhiệt độ thích hợp để có thể đốt được chất thải rắn thông thường, cũng như các chất thải rắn nguy hại. Tuy nhiên, vốn đầu tư tương đối lớn và công nghệ xử lý khói thải cũng phức tạp. ***
·*** ******Hố xí hợp vệ sinh ***
***Một hố xí chỉ được coi là hợp vệ sinh khi nó được xây dựng đúng nơi quy định, sử dụng và bảo quản tốt, đảm bảo 3 tiêu chuẩn sau: ***
***+ Thu gom và cách ly được phân với người, gia súc, côn trùng (ruồi, muỗi) và môi trường xung quanh (đất, nước, không khí). ***
***+ Xử lý được mầm bệnh có trong phân: tiêu diệt được các mầm bệnh trong quá trình xử lý (ủ, tự hoại,...). ***
***+ Tái tạo: sau quá trình xử lý trong hố xí, nguồn phân này chưa hẳn đã là vô hại, cần được xử lý tiếp bằng cách ủ hay chôn lấp trong đất. ***
***Trong điều kiện hiện nay, khi xây dựng cần quan tâm đến những yếu tố sau: ***
***+ Hố xí đó phải đảm bảo vệ sinh ***
***+ Phải đơn giản, dễ xây dựng, dễ sử dụng và bảo quản. ***
***+ Giá thành phải phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình ***
***+ Nên tách riêng nước tiểu để sử dụng làm phân bón. ***
·*** ******Chuồng trại hợp vệ sinh ***
***- Tách biệt với nhà ở, cách xa nhà ở của hộ gia đình ít nhất 30m và ở cuối hướng gió. ***
***- Có hàng rào hoặc tường bao chắn xung quanh và có mái che. ***
***- Khoảng cách giữa các chuồng là từ 20 đến 30 cm. ***
***- Đảm bảo thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông ***
***- Nền chuồng nên tráng phẳng bằng xi măng, mỗi chuồng cần có hiên rộng từ 1-1,5 m để tránh mưa gió hắt vào. ***
***- Phải có hệ thống thu gom phân và nước thải hợp vệ sinh. ***
***- Nếu chăn nuôi nhiều nên xây dựng hệ thống Biogas ***
***- Thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng. ***
·*** ******Sử dụng hợp lý tài nguyên đất ***
***Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, hạn chế xói mòn đất là công tác BVMT quan trọng ở vùng nông thôn, miền núi nên cần phổ biến kiến thức cho hội viên, người dân biện pháp sử dụng đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất và những biện pháp bảo vệ, cải tạo đất, ngăn chặn hiện tượng thoái hóa đất. Vận động người dân bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc để tránh hiện tượng xói mòn trên đất dốc ở miền núi. ***
·*** ******Sử dụng đúng cách đối với hóa chất Bảo vệ thực vật ***
***Kết hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật ở địa phương hướng dẫn cho hội viên và cộng đồng phương pháp sử dụng đúng cách hóa chất bảo vệ thực vật như sau: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật; không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã bị Nhà nước cấm sử dụng; nên mua thuốc ở những nơi tin cậy như Hợp tác xã, Chi cục Bảo vệ thực vật. Thu gom các loại bao bì đựng hoá chất BVTV sau khi sử dụng. ***
·*** ******Vệ sinh môi trường nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng đến đời sống kinh tế, văn hóa, sức khỏe của người dân. Hội Cựu chiến binh cần làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng thường xuyên tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, vệ sinh cống rãnh thoát nước. Đồng thời phổ biến kiến thức cho người dân về việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không dùng phân tươi bón cho cây trồng; hướng dẫn người dân sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng cách: đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, đúng thuốc. ***
**** Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vấn đề: hạn chế sử dụng hoá chất trong canh tác nông nghiệp; Bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn; Bảo vệ và không săn bắt các loài động vật hoang dã. Đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, ngăn chặn tình trạng thoái hoá đất; Bảo vệ và không săn bắt các loài động vật quý hiếm bằng các hình thức: ***
***- In ấn tờ rơi với hình thức trang trí bề nổi gây ấn tượng, nội dung ngắn gọn dễ hiểu, thiết thực đến đời sống nhân dân. ***
***- Thông tin trên Báo CCB, Tờ thông tin của Trung ương Hội CCB. ***
***- Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như đưa tin trực tiếp trên truyền thanh xã, đài truyền thanh huyện, gửi tin bài phát trên đài phát thanh truyền hình tỉnh ***
***- Phổ biến bằng hình thức trực quan, bằng cờ khẩu hiệu, hình ảnh triển lãm lưu động, có nội dung về BVMT bằng cách cùng phối hợp tổ chức với các tổ chức đoàn thể khác. ***
***- Lồng ghép nội dung BVMT vào với các nội dung sinh hoạt, học tập định kỳ của chi Hội và Hội cơ sở, các chương trình văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại vào các hoạt động BVMT như tổ chức kéo co, bắt vịt, nhảy bao, đua thuyền, vớt rác trên sông, biểu diễn văn nghệ với chủ đề nói về môi trường. ***
***- Kết hợp các ngày lễ, ngày hội, ngày truyền thống của địa phương, cơ quan, trường học để tuyên truyền trực tiếp về MT và gương người tốt việc tốt trong công tác BVMT. ***
**** Tuyên truyền, vận động người dân di dời chuồng trại ra khỏi nhà ở và xây dựng chuồng trại ở nơi xa khu vực sinh sống của gia đình. ***
**** Phối hợp tổ chức và vận động hội viên tích cực tham gia lễ mít tinh hưởng ứng ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn tại các khu vực nông thôn và miền núi. ***
**** Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác tham gia bảo vệ môi trường, nêu gương các điển hình tiêu biểu, khen thưởng các cá nhân, tập thể có hoạt động BVMT hiệu quả, mô hình cụ thể, cầu vệ sinh tự huỷ, hầm ủ rác, trồng cây xanh. ***
**** Cùng với chính quyền địa phương và người dân tham gia xây dựng, thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường (hương ước, quy ước bảo vệ môi trường), trên cơ sở phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân, huy động sự tham gia tích cực của người dân vào hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương mình nói riêng của xã hội nói chung. ***
**** Tham gia giám sát, kiểm tra, phát hiện và kiến nghị kịp thời những hành vi gây ô nhiễm, sự cố môi trường, và xâm hại tài nguyên thiên nhiên nhằm chế tối đa hậu quả, ngăn chặn hành vi làm hại môi trường. ***
**** Hội Cựu chiến binh còn có trách nhiệm khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật BVMT, hoặc sự cố môi trường, suy thoái môi trường. ***
**** Tham gia đóng góp ý kiến với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách về BVMT. ***
3.2.2. Đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung*** ***
***a. Các vấn đề môi trường bức xúc ***
***Đặc trưng chủ yếu của đô thị là nơi tập trung dân với mật độ cao, với hoạt động chủ yếu là phi nông nghiệp, là nơi tiêu thụ nhiều nguyên nhiên liệu, năng lượng, sản phẩm của xã hội, nơi phát sinh nhiều chất thải rắn, chất thải nguy hại, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí; ***
**** Chất thải rắn ***
***Khối lượng chất thải rắn ngày càng tăng mạnh nhất là ở khu vực đô thị do sự gia tăng các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, tập trung đông dân cư, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất tăng cao dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ càng mở rộng. Tuy nhiên việc xử lý chất thải rắn ở đô thị còn nhiều bất cập: việc thu gom đạt tỷ lệ rất thấp so với tổng lượng chất rắn thải ra; rác chưa được phân loại tại nguồn, xử lý chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhiều khu dân cư chưa có quy hoạch bãi chôn lấp rác thải hoặc có bãi chôn lấp nhưng chưa được xây dựng đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường, chất thải độc hại còn chưa được xử lý triệt để gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người. ***
**** Ô nhiễm môi trường nước ***
Ở các đô thị của Việt Nam hiện nay, ô nhiễm nước là một trong những vấn đề môi trường bức xúc lôi cuốn sự quan tâm của các nhà quản lý và cộng đồng dân cư. Nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa và sự tập trung quá đông dân cư tại các đô thị hàng ngày đã thải ra môi trường lượng nước ô nhiễm quá lớn trong khi hệ thống thoát nước, phương tiện kỹ thuật và kinh phí để xử lý còn hạn chế. Vì vậy, nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đầy đủ hàng ngày vẫn theo đường ống thoát nước đổ trực tiếp ra các con sông làm cho nhiều con sông trở thành các con sông chết. Đầu năm 2009***, ******Tổ chức Xây dựng năng lực quốc tế Đức vừa công bố mới chỉ có 6% nước thải đô thị ở Việt Nam được xử lý. ***
**** Ô nhiễm không khí ***
***Ở Việt Nam hiện có 679 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 87 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 587 thị trấn. Theo các chuyên gia môi trường, hiện nay môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do dân cư tập trung ngày càng đông, mật độ dân số cao, kéo theo đó là số lượng phương tiện giao thông lớn, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, việc mở rộng không gian đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Vấn đề nổi cộm về môi trường không khí ở các đô thị Việt Nam hiện nay là ô nhiễm bụi. Hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi đặc biệt là các nút giao thông và các công trường xây dựng. Theo số liệu quan trắc, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, TP Biên Hoà (Đồng Nai) là những đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nhất, gấp 2 - 2, 5 lần tiêu chuẩn cho phép. Tiếp theo là các chất khí độc hại như SO2, CO, N2O, H2S, CH4, CFC… đều có mặt ở các đô thị. Ở nhiều đô thị các khí độc này đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm không khí ở đô thị còn do tiếng ồn của hoạt động giao thông, xây dựng gây ra. Khảo sát về tiếng ồn cho thấy tại nhiều nút giao thông lớn, tuyến phố chính cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép. ***
**** Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp tập trung ***
***Hiện nay vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đang còn nhiều bất cập và ngày càng trở nên bức xúc. Số liệu điều tra cho thấy, trong số 134 KCN, KCX mới chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 khu đang xây dựng, số còn lại chưa đầu tư cho công trình xử lý nước thải. Đối với chất thải rắn, đa số các khu công nghiệp chưa tổ chức được hệ thống phân loại, thu gom và xử lý chất thải nhất là chất thải nguy hại một cách an toàn về MT. Theo báo cáo diễn biến MT Việt Nam năm 2004, tổng lượng chất thải phát sinh từ các khu công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó chất thải nguy hại vào khoảng 130.000 tấn/năm. Ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp gây ra chủ yếu là bụi, SOx, NOx, COx... Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo thời gian và hầu hết đều vượt quá giới hạn cho phép, một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20 đến 435 lần, khai thác than vượt từ 5 đến 125 lần. ***
b. Nội dung công tác Bảo vệ môi trường*** ***
**** Quán triệt nội dung công tác BVMT đối với Hội Cựu chiến binh trong Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ chính chị, Nghị quyết Liên tịch số 05/2006/NQLT-CCB-BTNMT, Luật BVMT năm 2005 đến với từng hội viên. Đưa nội dung hoạt động BVMT vào nội dung sinh hoạt của các cấp Hội. ***
**** Tuyên truyền, giáo dục để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, tạo nếp sống thân thiện với môi trường cho tất cả các thành viên của hội và cho người dân: trồng, bảo vệ cây xanh đường phố, công viên; hạn chế tạo ra rác thải nhất là các loại rác thải độc hại cho môi trường như túi nilon, các loại vỏ hộp đựng đồ ăn, uống…; nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng; Giảm bớt thời gian vận hành không cần thiết, hạn chế đi lại bằng cách sử dụng các công nghệ truyền thông (điện thoại, truyền hình...); bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; phân loại rác tại nguồn … Vận động hội viên gương mẫu, tích cực tham gia công tác BVMT ở khu dân cư nơi mình đang sinh sống. ***
**** Phổ biến đến cộng đồng các văn bản chính sách pháp luật, các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, các vấn đề môi trường bức xúc của địa phương. ***
**** Tham gia công tác giáo dục môi trường tại cộng đồng và các trường học thông qua các đợt phát động (tuần lễ xanh, ngày chủ nhật xanh,…). Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phân loại rác thải. ***
**** Phối hợp với các cơ quan chuyên trách tổ chức các chiến dịch truyền thông hưởng ứng các sự kiện môi trường. ***
**** ******Xây dựng những tổ chức tự quản, các câu lạc bộ BVMT; ***
**** Tập huấn, hướng dẫn cho các hội viên và cộng đồng tham gia vào chương trình 3R: (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng); phân loại rác tại nguồn. ***
**** Tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách, pháp luật về BVMT cho phù hợp với hoạt động của các cấp Hội. ***
**** Thường xuyên tham gia giám sát hiện trạng môi trường và phát hiện kịp thời những nơi ô nhiễm nghiêm trọng để báo cáo với cơ quan và các cấp chính quyền địa phương trong quản lý môi trường. ***
**** Tổ chức tổng kết, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có sáng kiến, thành tích trong công tác BVMT. ***
3.2.3. Vùng ven biển, cửa sông và hải đảo*** ***
***Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản là hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng ven biển cửa sông và hải đảo. Kèm theo đó là các chất thải phát sinh từ các hoạt động này đặc biệt phải kể đến là ô nhiễm vùng cửa sông, nước xâm nhập mặn và xói lở bờ biển, lũ lụt. Sự xâm nhập mặn là nguyên nhân hạn chế chính cho canh tác nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng này. ***
***a. Các vấn đề môi trường bức xúc ***
**** Đánh bắt hủy diệt ***
***Đây là hiện tượng vẫn thường gặp do người dân chỉ vì lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến hậu quả sau này. Sử dụng các thiết bị đánh bắt huỷ diệt như: chất nổ, lưới vét, bắt tất cả mọi loại hải sản ở mọi kích cỡ. Hậu quả là các hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái nghiêm trọng, các nguồn lợi thủy, hải sản bị suy giảm; môi trường nước bị ô nhiễm. ***
**** Ô nhiễm môi trường nước ***
***Ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề môi trường lớn ở khu vực ven biển, cửa sông và hải đảo. Nguyên nhân là do nguồn thức ăn thừa, nước thải từ nuôi trồng thủy sản chưa được xử lý hoặc xử lý không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; khai thác khoáng sản; chặt phá các khu rừng ngập mặn, hoặc không trồng cây chắn gió, chắn sóng; hoạt động du lịch; phát triển các khu công nghiệp, các bến cảng, xưởng đóng tàu ven biển mà chưa có các giải pháp tích cực để xử lý môi trường. Tàu thuyền ra vào các bến cảng, các nhà máy, công xưởng, bể chứa xăng dầu, kho hàng… cũng thải ra không ít các chất dầu, mỡ. Các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đang báo động về tình trạng ô nhiễm nguồn nước biển do dầu loang trên một diện tích rộng. Bên cạnhđó, mỗi năm ngành nông nghiệp tiêu thụ trung bình 30.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại, phần lớn số thuốc này qua nhiều cách lại trôi ra biển; ***
**** Ô nhiễm cửa sông ***
***Đây là sản phẩm xấu từ các con sông bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp không được xử lý đổ trực tiếp ra sông, sau đó đổ ra các cửa sông. Khi chưa được hòa lẫn vào nước biển nó tạo ra vùng ô nhiễm khu vực cửa sông. ***
**** Vấn đề nước sạch ***
***Khu vực đới bờ thường thiếu nước ngọt do nước mặn và nước lợ ảnh hưởng. Nếu bảo vệ tốt các hồ chứa nước mặt, các hồ chứa nước ngầm và biết khai thác vừa phải để bảo đảm mức độ phục hồi tự nhiên thì rất tốt. Hiện nay, chúng ta làm việc này còn kém nên nước ngọt khu ven biển rất khan hiếm, cần chú trọng bảo vệ tài nguyên này; ***
**** Hệ sinh thái bị suy giảm ***
***Các hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái nghiêm trọng do môi trường sống bị ô nhiễm, hoạt động đánh bắt hủy diệt. Đa dạng sinh học bị đe dọa và suy thoái, các rạn san hô ven bờ bị khai thác một cách hủy diệt đưa Việt Nam vào danh sách của những vùng có mức độ đe dọa cao nhất thế giới. Nhiều nhóm động vật quý hiếm như thú biển, đồi mồi, chim biển, các thảm thực vật ven biển bị thu hẹp dần. Đa dạng các loài và nguồn gen đặc hữu bị tổn thất hoặc suy thoái, có nơi đến mức nghiêm trọng. ***
**** Cát di động ***
***Cát di động trở thành tai biến môi trường khi chúng vượt qua khỏi khu vực tự nhiên lấn sâu vào khu vực đồng ruộng và khu định cư của dân. Vào mùa mưa cát chảy thành từng dòng vào đồng ruộng phía sau cồn cát. Hiện tượng tai biến môi trường do cát di động cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân do việc cát lấn đồng ruộng, gió cát gây ô nhiễm bụi. Cát di chuyển còn góp phần làm suy thoái đất canh tác, làm tiền đề cho quá trình hoang mạc hóa phát triển; ***
**** Ô nhiễm môi trường đất ***
***Ô nhiễm môi trường đất vùng ven biển có nguy cơ cao do hiện tượng hoang mạc hóa xuất hiện ở nhiều nơi đặc biệt là dọc theo các cồn cát ven biển, phèn hóa và mặn hóa. ***
***b. Nội dung công tác Bảo vệ môi trường ***
**** Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BVMT tới người dân địa phương ***
***+ Hội Cựu chiến binh có thể lồng ghép việc phổ biến chủ trương, chính sách, luật pháp về BVMT của Đảng, Nhà nước, những hoạt động mà Luật BVMT khuyến khích, nghiêm cấm mang tính đặc trưng của vùng ven biển và hải đảo cho các hội viên trong các buổi sinh hoạt của Hội hoặc tuyên truyền tới người dân những nội dung này qua báo chí, truyền hình hoặc hệ thống truyền thanh của địa phương. ***
***+ Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường nghiêm trọng đang xảy ra ở địa phương hiện nay và mức độ ảnh hưởng của chúng đến môi trường và sức khỏe người dân; từ đó đưa ra các biện pháp vận động người dân tham gia hành động để ngăn chặn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường. ***
**** Vận động hội viên, cộng đồng dân cư tích cực ******tham gia trồng, bảo vệ rừng cây ven biển để chống xói lở bờ biển, ngăn gió, ngăn cát di chuyển vào đồng ruộng và khu dân cư; các chương trình, dự án trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển; ***
**** Tham gia giám sát ******việc thực thi Luật BVMT, giám sát môi trường tại địa phương để sớm có những phát hiện hành vi vi phạm và các điểm ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường để giúp cho cơ quan chuyên trách, chính quyền địa phương sớm có biện pháp xử lý, tránh gây thiệt hại cho môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân địa phương. ***
**** Khiếu nại, khởi kiện. Pháp luật BVMT có quy định Hội Cựu chiến binh, hội viên Hội Cựu chiến binh có quyền khởi kiện tại tòa án, tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. ***
**** Truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình trong việc bảo vệ môi trường. Cụ thể là truyền thông cho người dân vùng ven biển ý thức được việc họ đang tham gia vào các hoạt động kinh tế như: nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển, giao thông đường thủy, công nghiệp đóng tàu, khai thác khoáng sản… là đang góp phần làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Vì vậy, người dân cần phải có ý thức trách nhiệm hạn chế việc gây ra ô nhiễm. ***
**** Trong khả năng của mỗi chi Hội, có thể tự tổ chức hội thảo, tập huấn hoặc mời cán bộ chuyên môn môi trường địa phương tập huấn cho hội viên, cộng đồng dân cư các vấn đề môi trường, cách thức bảo vệ môi trường thiết thực với địa phương mình. ***
**** Xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến. ******Đặc biệt là nhân rộng việc phục hồi rừng ngập mặn theo mô hình rừng phòng hộ môi trường Cần Giờ (TPHCM), và mô hình Vườn quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy - Nam Định)... nhằm bảo tồn đa dạng sinh vật, cải thiện môi trường ven biển, vừa ngăn ngừa hiện tượng "biển tiến" do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Như vậy mới bảo tồn được đa dạng sinh vật, cải thiện MT ven biển. ***
**** Hội Cựu Chiến binh cùng với chính quyền địa phương xây dựng các hương ước, quy ước, cam kết về bảo vệ môi trường cho địa phương. Mỗi bản hương ước, quy ước được phê duyệt sẽ xây dựng nên những chuẩn mực hành động cho cộng đồng trong công tác BVMT ở địa phương. ***
3.3. Giới thiệu mô hình xử lý nước thải, chất thải** ****và ứng dụng trong Bảo vệ môi trường **
3.3.1. Mô hình xử lý nước ngầm*** ***
***Việc xử lý nước ngầm khác nhau trước khi đưa vào sử dụng, tùy vào nguồn nước, nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện sinh hoạt mà lựa chọn kỹ thuật xử lý phù hợp. ***
***Các quá trình cơ bản xử lý nguồn nước ngầm ***
***- Làm thoáng sơ bộ: mục đích sử dụng nguồn oxy trong không khí để oxy hóa các hợp chất II của Sắt (Fe) và Mangan (Mn) tạo kết tủa. Ngoài ra còn loại trừ CO2 trong nước nhằm nâng cao pH đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân kim loại. ***
***- Clo hóa sơ bộ: nhằm oxy hóa Fe và Mn hòa tan ở dạng phức hữu cơ, trung hòa lượng Amoniac (NH3) dư và diệt khuẩn tạo nhầy trên bề mặt lớp lọc. ***
***- Khuấy trộn hóa chất: nhằm phân tán đều hóa chất phèn vào nước khi xử lý. ***
***- Keo tụ và tạo bông cặn: thực hiện việc kết dính các hạt cặn keo phân tán thành bông cặn có khả năng lắng và lọc. ***
***- Quá trình lắng lọc: nhằm loại trừ các cặn và bông cặn, tách các cặn nhỏ không lắng được nhưng có khả năng bám dính trên bề mặt hạt lọc. Ngoài ra còn giảm lượng vi khuẩn có trong nước. ***
***- Hấp thụ và hấp phụ than hoạt tính: khử màu mùi vị cho nước. Đây cũng là cách xử lý tăng cường nếu phương pháp xử lý thông thường không đáp ứng. ***
***- Flo hóa nước: nâng cao hàm lượng Flo trong nước lên 0,6 -0,9 mg/l nhằm bảo vệ men răng và xương cho người sử dụng nước. ***
***- Ổn định nước: khử tính xâm thực và tạo màng bảo vệ cách ly không cho nước tiếp xúc trực tiếp với vật liệu mặt trong thành ống dẫn. ***
***- Giảm độ cứng nước: loại trừ các ion Ca2+, Mg2+ khỏi nước đạt yêu cầu. ***
***- Khử trùng và khử muối: diệt vi sinh gây bệnh, tách bớt muối hòa tan dưới dạng cation và anion trong nước. ***
***Khi xử lý nước áp dụng trong điều kiện sinh hoạt gia đình chúng ta có thể bỏ qua một số quy trình mà chất lượng nguồn nước sử dụng vẫn đảm bảo: Khử sắt bằng quá trình oxy hóa: ***
***Làm thoáng đơn giản bề mặt lọc: sử dụng giàn mưa ngay trên bề mặt lọc. Chiều cao giàn phun 0,7m, lỗ phun đường kính 5mm, lưu lượng tưới 10 m3/h. .Nước sau khi làm thoáng oxy tan vào nhiều sẽ chuyển sắt tan trong nước thành kết tủa. ***
***Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên: sử dụng giàn làm thoáng 1 hay nhiều bậc với sàn rải xỉ hay tre gỗ, lưu lượng tưới và chiều cao tương tự như trên. Hàm lượng oxy trong nước tương đối cao, lượng CO2 sau làm thoáng giảm 50%. ***
***Làm thoáng cưỡng bức: quy mô hơn ở dạng tháp tưới, lưu lượng tưới 30 -40 m3/h. Lượng không khí tiếp xúc từ 4 -6 m3/m3 nước. Oxy hòa tan đạt đến mức bão hòa. ***
***3.3.2. Xử lý nước nhiễm phèn ***
***Nước ngầm được bơm vào hồ chứa đầu, điều chỉnh trị số PH thích hợp trước khi được oxy hóa bằng thiết bị chuyên dùng Sắt (III) sẽ kết tủa ở dạng hydroxyt: ***
***Cặn kết tủa được lọc bởi thiết bị lọc tuyển nổi hoặc lọc xúc tác, được khử màu và mùi bằng than hoạt tính trước khi đưa đi sử dụng. ***
***Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác: nước sau xử lý ngoài chỉ tiêu sắt đạt Fe < 0,3 mg/lít các chỉ tiêu PH, độ trong, độ màu, hàm lượng cặn đạt tiêu chuẩn cho phép ***
3.3.3. Xử lý nước ngầm nhiễm asen ngay từ hộ gia đình*** ***
***Nhiều giếng khoan bị nhiễm asen cao hơn mức giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (10ppb). Xử lý nguồn nước ô nhiễm ngay tại hộ gia đình. Đây được coi là giải pháp khả thi trong điều kiện hiện nay, khi mà các nhà máy nước đều chưa có giai đoạn xử lý asen. Giải pháp loại trừ asen bằng than gáo dừa, thực nghiệm bằng cột lọc cho thấy có khả năng đáp ứng nước sinh hoạt ở quy mô hộ gia đình. ***
***3.3.4. Mô hình biogas xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi ***
***Chất thải sinh hoạt và chất thải trong chăn nuôi có đặc điểm chung chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chất dinh dưỡng cho cây trồng nên có thể thu gom để sử dụng làm phân bón sau khi ủ. ***
***Mô hình Biogas là một công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi của từng hộ gia đình cho hiệu quả xử lý triệt để, đặc biệt thích hợp đối với khu vực nông thôn, miền núi. Đồng thời giải quyết nhu cầu về chất đốt, bảo vệ môi trường ở nông thôn, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ cho nguồn nước sạch. ***
***Một hầm biogas cơ bản thường gồm 3 phần: Bể nạp liệu, bể phân huỷ, bể thải được nối với nhau theo thứ tự. Bể nạp liệu nhằm hạn chế các vật thải không cần thiết và tránh giảm nhiệt độ trong bể phân huỷ. Bể này còn hạn chế lượng chất thải nặng làm đầy bể. Bể phân huỷ được thiết kế có hình dạng như mương nước với nhiều vách ngăn đứng và nắp mái vòm. Bể thải chứa chất thải sau khi đã được ủ, chất thải này có thể dùng làm phân bón ruộng. Hầm khí được thiết kế nhiều ngăn làm quá trình phân huỷ diễn ra dài từ 100-130 ngày, nên cho khí nhiều, giảm thiểu mùi hôi và sự tái sinh của ấu trùng, hạt cỏ. Nhiệt độ trong hầm luôn giữ ổn định từ 26-280C nên mùa đông lạnh hay lũ lụt, hầm vẫn hoạt động bình thường... ***
***3.3.5. Mô hình hố xí hợp vệ sinh ***
**** Hố xí tự hoại ***
***- Cấu tạo gồm có: Bể chứa, bệ xí, nhà xí và ống thông hơi. ***
***Bể chứa được xây dựng kiên cố bằng gạch, dùng để chứa phân và xử lý phân, có 3 ngăn: ngăn chứa, ngăn lắng, ngăn lọc. Các ngăn được nối với nhau bằng ống cút hình chữ L. ***
***Bệ xí được làm bằng sành, sứ, xi măng hoặc nhựa có tác dụng ngăn mùi. ***
***Nhà xí để che nắng mưa và đảm bảo kín đáo cho người sử dụng, thường được xây bằng gạch, hoặc các vật liệu sẵn có như tre, nứa, lá. ***
***Ống thông hơi thường làm bằng nhựa để thông khí từ bể thứ nhất. Ống thông hơi phải cao hơn mái nhà xí. ***
***- Ưu điểm: Xử lý phân tốt, vệ sinh sạch sẽ, tính bền vững cao, sử dụng và bảo quản tương đối dễ. ***
***- Nhược điểm: Giá thành cao, thường phải trên 1.000.000đ, tốn nhiều nước dội. ***
**** Hố xí đào cải tiến ***
***- Cấu tạo gồm: Bể chứa, nhà xí, ống thông hơi, đường dẫn nước tiểu ***
***Bể chứa: là một cái hố tròn, sâu từ 1 đến 3m, đường kính phía trên từ 80cm đến 1m, phía dưới nhỏ dần để tránh sụt lở. Bể chứa có lắp đậy bằng bê tông hoặc có thể dùng thân cây đặt ngang rồi phủ đất kín. Bể chứa dùng để chứa phân và ngăn không cho côn trùng , gia súc tiếp xúc với phân. ***
***Nhà xí có tác dụng tránh mưa, nắng và đảm bảo sự kín đáo cho người sử dụng ***
***Ống thông hơi thường được làm bằng nhựa, ống tre, nứa được đặt phía ngoài nhà xí và phải cao hơn mái, cần dùng lưới bịt miệng ống để tránh ruồi muỗi. ***
***Đường ống dẫn nước tiểu tách rời phân. ***
***- Ưu điểm: tương đối sạch sẽ, ít hôi, đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng, bảo quản. ***
***- Lưu ý: đi ngoài phải đúng lỗ, đậy nắp sau mỗi lần dùng. Khi đầy có thể lấp đi, đào hố mới, phải quét dọn thường xuyên. ***
3.3.6*. Mô hình chôn lấp rác thải hợp vệ sinh** *
Tuỳ thuộc vào các đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa hình từng khu vực để lựa chọn các mô hình bãi chôn lấp sau: bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp khô-ướt, bãi chôn lấp nổi, bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi và bãi chôn lấp ở các khe núi.* *
- Bãi chôn lấp khô***:****** là bãi chôn lấp các chất thải thông thường (rác sinh hoạt, rác đường phố và rác công nghiệp). ***
- Bãi chôn lấp ướt***: ******là bãi chôn lấp dùng để chôn lấp chất thải dưới dạng bùn nhão. ***
- Bãi chôn lấp hỗn hợp khô, ướt***:****** là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thường và cả bùn nhão. Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc phải tăng khả năng hấp thụ nước rác của hệ thống thu nước rác, không để cho nước rác thấm đến nước ngầm. ***
- Bãi chôn lấp nổi***:****** là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc không dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải được chất thành đống cao15m, xung quanh bãi phải có các đê không thấm để ngăn chặn nước rác ngấm sang vùng nước mặt xung quanh. ***
- Bãi chôn lấp chìm***: ******là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, moong khai thác cũ, hào, mương, rãnh. ***
- Bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi***: ******là loại bãi xây dựng nửa chìm, nửa nổi. Chất thải không chỉ được chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên. ***
- Bãi chôn lấp ở các khe núi***:****** là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở các vùng núi, đồi cao. ***
***Phát huy vai trò và khả năng tiềm tàng của CCB trong công tác BVMT, trong những năm qua Cựu chiến binh đã thành lập và nhân rộng một số mô hình dịch vụ môi trường do Hội CCB cơ sở làm chủ, thường trực TW Hội đã tổ chức hội nghị đầu bờ tại Công ty TNHH Môi trường Xuân Mai để học tập trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động, kết quả hoạt động của Công ty TNHH Môi trường Xuân Mai và một số HTX dịch vụ môi trường của các tỉnh. ***
***Xây dựng 3 HTX, 66 tổ dịch vụ môi trường thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư, 43 mô hình tự quản về môi trường của các thôn, xã, xây dựng hương ước cam kết BVMT như tỉnh Hội Thanh Hóa, tỉnh Hội Khánh Hòa và Vĩnh Phúc… ***
***Tổ chức trồng 91 ha rừng và cây ăn quả góp phần chống sa mạc hóa, gắn BVMT với xóa đói giảm nghèo cho CCB. ***
***HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM ***
Bùi Vinh Phương (giới thiệu)