Xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng(CNQP) Việt Nam tự chủ, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Đây cũng là quyết tâm chính trị nhất quán của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nhằm tự chủ trong việc sản xuất vũ khí, trang bị, vật tư, bản quyền thiết kế sản phẩm quốc phòng. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều quan điểm đã xuyên tạc những thành tựu của Việt Nam về lĩnh vực này, trong đó cho rằng nước ta“không thể tự chủ trong sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật”, và rằng “CNQP Việt Nam chỉ là nền sản xuất lạc hậu và chắp vá, chủ yếu lệ thuộc vào nước ngoài”.

     Đó là những quan điểm hết sức phản động và thiếu hiểu biết.

NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TÁC, THÙ ĐỊCH

Không khó để nhận ra những luận điệu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, trong đó có lãnh đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Lợi dụng sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin, mang internet toàn cầu, các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất đã tung ra nhiều video clip, các status, comm trên mạng xã hội facebook, zalo, tiktok… để “lập lờ đánh lận con đen”, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu to lớn của ngành Quân giới - CNQP Việt Nam trong gần 80 năm qua.

Đặc biệt, trên trang facebook Việt Tân, một tổ chức khủng bố phản động có trụ sở tại Mỹ, đã có nhiều bài viết hết sức phản động, bôi nhọ lành đạo Đảng và Nhà nước, xuyên tạc đường lối đổi mới, phủ nhận nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội ta. Chúng đã có những phát ngôn theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”, xuyên tạc thành tựu của CNQPViệt Nam, cho rằng “Việt Nam không thể tự chủ trong sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật”, bịa đặt rằng “nền sản xuất CNQP Việt Nam chỉ là nền sản xuất lạc hậu và chắp vá, chủ yếu lệ thuộc vào nước ngoài”.Tỏ ra là những người thạo tin, chúng bịa đặt rằng Việt Nam không có nguồn lực con người đủ mạnh, không có các kiến trúc sư, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư, do đó không thể làm được vũ khí hiện đại, tiên tiến!? Cùng với đó, một số kẻ còn hồ đồ kết luận, cho rằng “Việt Nam còn nghèo nên chưa thể đủ nguồn lực tài chính và khoa học công nghệ để xây dựng CNQP tự chủ, tự lực, tự cường”. Với cách nhìn hết sức phiến diện, các thế lực thù địch, phản động còn xuyên tạc, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… của Việt Nam có được chủ yếu là hàng viện trợ từ thời chống Mỹ, còn lại thì đều phải đi mua từ nước ngoài”.

Điều mà rất nhiều người quan tâm đến thế sự đều đã rõ, khi một đất nước không thể tự chủ được nguồn vũ khí, trang bị kỹ thuật thì chắc chắn phải chịu sự nô dịch và lệ thuộc vào các thế lực ngoại bang. Thực tiễn các cuộc chiến tranh trên thế giới đã chứng minh rất rõ điều đó. Nhất là trong cuộc xung đột quân sựgiữa Nga - Ucraina, khi Nga đã hoàn toàn chủ động được nguồn vũ khí khổng lồ, trong khi phía Ucraina thì phải chạy đôn chạy đáo, phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ của các nước phương Tây và khối NATO.Cái giá của sự không tự chủ, nghiêng ngả theo đường lối đối ngoại thân phương Tây là đất nước tan hoang, tiêu điều vì chiến tranh.

THỰC TIỄN LÀ MINH CHỨNG SỐNG ĐỘNG

Việc các thế lực phản động, thù đich, phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất… luôn tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội, trong đó có phủ nhận những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền CNQP độc lập, tự chủ, tự cường, xuyên tạc và bóp méo sự thật về nền CNQP Việt Nam là điều hết sức phi lý, phiến diện, không đúng bản chất của vấn đề.

Đối với Việt Nam, thực tiễn chiến tranh giải phóng dân tộc, thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực tiễn xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nguệ, hiện đại càng đặt đặt ra đòi hỏi phải xây dựng CNQP tự chủ, tự cường, hiện đại, đủ khả năng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Và chúng ta tự tin khẳng định rằng, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự chủ trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội trong mọi tình huống. Khẳng định Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự chủ sản xuất vũ khí, trang bị đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất,nền CNQP Việt Nam đã trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu trưởng thành đã khẳng định tính tự chủ trong nghiên cứu, sản xuất VKTB. Ngay trong những ngày chính quyền cách mạng non trẻ phải đương đầu với sự trở lại xâm lược của thực dân Pháp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Quân giới đã lập nên những kỳ tích phi thường trong việc sản xuất vũ khí tự tạo để đánh giặc. Đặc biệt, chiến công của kỹ sư Trần Đại Nghĩa và các đồng sự trong việc sản xuất thành công súng và đạn Bazoka, đủ khả năng đối phó hiệu quả với chiến xa địch, có ý nghĩa thay đổi cục diện chiến trường. Trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bằng các phong trào thi đua “Sản xuất vì tiền tuyến” và “Tất cả để chiến thắng”, ngành Quân giới đã tập trung cải tiến, sửa chữa, sản xuất và cung cấp cho chiến trường hàng vạn tấn VKTB, giúp quân và dân ta lập nên những thắng lợi vang dội mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành CNQP và KHCN quân sự Việt Nam.Trong cuộc kháng chiến chiến cống Mỹ, cứu nước của dân tộc, điển hình là trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, ngành Quân giới - CNQP đã từng bước ứng dụng thành tựu KHCN để nghiên cứu, sửa chữa, cải tiến thành công nhiều loại VKTB sử dụng phù hợp với điều kiện chiến trường và cách đánh của Việt Nam; trong đó có việc sửa chữa, cải tiến, chế tạo các loại vũ khí, khí tài, giúp quân và dân ta bắn rơi nhiều máy bay, tàu chiến của địch, trong đó có cả pháo đài bay B-52. Đồng thời, đã triệt để tận dụng vũ khí thu được của địch tiến hành sửa chữa, cải biên, chi viện kịp thời cho các chiến trường, giúp quân và dân ta giành thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Từ ngày hòa bình được lập lại ở Việt Nam, ngành Quân giới-CNQP đã phát huy dây chuyền công nghệ sẵn có, chủ động sản xuất nhiều loại vũ khí đáp ứng nhu cầu của 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc, cũng cấp kịp thời cho Quân đội huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hiện, ngành CNQP đủ khả năng sản xuất tất cả các loại vũ khí bộ binh cho sư đoàn bộ binh đủ quân, sản xuất nhiều loại vũ khí hỏa lực mạnh như tên lửa phòng không vác vai, vũ khí nhiệt áp, đạn pháo chiến dịch, đạn pháo trên tàu hải quân, các loại tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu quân y... Hiện nay, hơn 80% sản phẩm vũ khí, trang bị kỹ thuật được nghiên cứu thành công là do những nỗ lực tự chủ trong nghiên cứu, sản xuất của CNQP Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm qua, ngành CNQP đã nghiên cứu, làm chủ công nghệ, chế tạo, sản xuất được một số loại vũ khí chiến lược cần thiết cho phòng thủ đất nước trong đó có các loại tên lửa phòng thủ, rada phòng không, xe chiến đấu bộ binh, thiết bị bay không người lái…; từng bước bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, đáp ứng kịp thời vũ khí trang bị cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biển, đảo, góp phần xây dựng Quân đội hiện đại, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai,Đảng,Nhà nước ta luôn có nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công nghiệp quốc phòng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Còn nhớ, vào ngày 15/9/1945, chỉ 13 ngày sau khi tuyên bố nền độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập Phòng Quân giới - tiền thân của Tổng cục CNQP ngày nay với nhiệm vụ thu thập, mua sắm và tổ chức nghiên cứu, sản xuất VKTB cho bộ đội và nhân dân đánh giặc. Chặng đường phát triển của ngành Quân giới-CNQP luôn gắn liền với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đến nay,  đây là ngành công nghiệp duy nhất có tới 4 nghị quyết của Đảng về xây dựng, phát triển CNQP. Trong đó, gần đây nhất có Nghị quyếtsố 08-NQ/TW ngày 26/1/2222022 của Bộ Chính trịvề “đẩy mạnh phát triển CNQP đến năm 2030 và những năm tiếp theo”. Trước đó, trong các văn kiện tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đều đề cập đến nhiệm vụ phát triển ngành CNQP đủ khả năng tự chủ, tự lực, tự cường trong nghiên cứu, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật.

Thứ ba, Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để xây dựng công nghiệp quốc phòng tự chủ, tư lực, tự cường. Điểm lại những năm qua có thể thấy, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003, Pháp lệnh CNQP năm 2008, tạo nền tảng cho xây dựng, phát triển nền CNQP trong trung và dài hạn. Và để thể chế hóa đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển CNQP, tại kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XIV (họp tháng 10/2024) với 100% số đại biểu có mặt tại hội trường đồng ý biểu quyết thông qua Luật CNQP,AN và động viên công nghiệp. Luật ra ra đời cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật sẽ là cơ sở, khung pháp lý với các chế tài đầy đủ, hoàn thiện để tạo cú huých mới cho CNQP phát triển đột phá trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Như vậy, từ thời điểm năm 2025, các xơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để xây dựng CNQP tự chủ ngày càng được hoàn thiện, đủ khả năng giúp CNQP Việt Nam tự chủ, tự lực, tự cường trong nghiên cứu, chế thử, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực và từng bước tiếp cận với các nước có nền CNQP phát triển hiện đại trên thế giới như Mỹ, Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ...

    Như vậy, cả ở tầm vĩ mô trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, xây dựng thể chế đến hoạt động thựctiễn trong gần 80 năm qua đều khẳng định, Việt Nam đã từng bước sản xuất được phần lớn các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật, đạt nhiều thành tự quan trọng trong xây dựng và phát triển CNQP. Đó là minh chứng hùng hồn đập tan những luận điệu phản động, sai trái, xuyên tạc sự thật lịch sử của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn, thoái hóa, biến chất…

    NƯỚC TA CÓ ĐỦ THỰC LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NỀN CNQP TỰ CHỦ

Nghị quyết Đại hội XIII Đảng ta chỉ rõ: “Xây dựng, phát triển CNQP, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội”. Còn trong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 26/1/2022 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo”, đã xác định xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng Quân đội hiện đại, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đây là những chủ trương định hướng hết sức quan trọng để CNQP Việt Nam tiếp tục phát triển.

Điều khẳng định chắc chắn, đập tan những luận điệu xuyên tác đó là: Việt Nam hoàn toàn có đủ thực lực về các nguồn lực để xây dựng nền CNQP “tự chủ, tự lực, tự cường”. Về nguồn lực, chúng ta có đội ngũ đông đảo với hàng trăm cán bộ, kỹ sư, nhà khoa học trẻ… được đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nước, trong đó có các nước có nền CNQP phát triển; hàng nghìn công nhân kỹ thuật cao, được rèn luyện qua thực tiễn, có đủ khả năng làm việc trong môi trường có yêu cầu cao về kỹ thuật công nghệ. Về máy móc thiết bị, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, ngành CNQP đã được đầu tư nhiều hệ thống máy móc, trang thiết bị chuyên dụng và lưỡng dụng, nhất là đã từng bước hiện đại hóa các dây chuyền công nghệ trong sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật, các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm và hạ tầng, phương tiện kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm trong ngành CNQP.Cùng với đó, trong những năm qua, ngành CNQP Việt Nam đã ứng dụng hiệu quả các công nghệ nền tảng, các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện “đi tắt, đón đầu” trong một số lĩnh vực công nghệ quân sự đặc thù, nhờ đó đã tạo chuyển biến bước ngoặt về năng lực thiết kế - chế tạo các sản phẩm có tính đột phá về tính năng chiến thuật - kỹ thuật; đồng thời, đã ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, lưỡng dụng để từng bước làm chủ công nghệ nền, công nghệ lõi trong nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật có hàm lượng công nghệ cao. Một trong những điều làm nên sức mạnh nội sinh của ngành CNQP Việt Nam, đó là chúng ta đã không ngừng mở rộng quan hệ quốc phòng, hợp tác quốc tế, nhất là các nước có nền CNQP phát triển. Qua đó, chúng ta tăng cường nhận chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết, hợp tác trong nghiên cứu phát triển vũ khí, hợp tác về đào tạo nhân lực, phát triển thị trường quốc tế và xây dựng thương hiệu, xuất khẩu sản phẩm quân sự, lưỡng dụng và sản phẩm kinh tế; chủ động tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong phân công chuyên môn hóa sản xuất, trước hết là các sản phẩm kinh tế và lưỡng dụng... Không những thế, những năm gần đây, CNQP nước ta còn phát huy lợi thế và vai trò mũi nhọn về công nghệ lưỡng dụng để hướng tới việc dẫn dắt công nghiệp quốc gia trong một số lĩnh vực đặc thù, sở trường.

Nước ta đủ khả năng xây dựng nền CNQP tự chủ, đủ năng lực sản xuất quốc phòng trong mọi tình huống, hạn chế việc nhập khẩu, còn bởi các nhà máy CNQP hiện nay hoàn toàn tự chủ trong sản xuất, kinh doanh. Theo đó, những năm qua, ngành đã phát triển theo hướng lưỡng dụng, đẩy mạnh kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, vận dụng hiệu quả thành tựu của nền kinh tế quốc dân, những phát minh, đề tài nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang tính “lưỡng dụng” vào phục vụ sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật. Qua việc kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, các doanh nghiệp CNQP không chỉ duy trì đội ngũ “lính thợ”, bảo toàn năng lực sản xuất quốc phòng, giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống cho người lao động, mà còn tham gia tích cực vào sự nghiệp CNH_HĐH đất nước, từng bước tích lũy năng lực nội tại, tiềm lực KHKT, công nghệ cho Quân đội và đất nước. Từ việc phát triển sản xuất kinh tế có hiệu quả, có them “của ăn của để”, các doanh nghiệp cũng có điều kiện để tái đầu tư sản xuất, chủ động mở rộng nghiên cứu các sản phẩm quân sự tiến tiến, hiện đại phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.

Trong những năm tới, tình hình trong khu vực và trên thế giới chắc chắn sẽ còn những diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, CNQP Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực và chủ động trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Trong đó, ngành CNQP đã và đang xác định mục tiêu chủ yếu là triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về CNQP, động viên công nghiệp và phát triển CNQP đủ năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật có tính năng chiến thuật-kỹ thuật cao theo yêu cầu trang bị cho lực lượng vũ trang, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng Quân đội chính quý, tinh nhuệ, hiện đại.

Những thành tự trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất vũ khí mang thương hiệu “Madein Vietnam” trong gần 8 thập kỷ qua, nhất là những kết quả nổi bật trong 10 năm trở lại đây, là minh chứng hùng hồn, sinh động, được trả giá bằng mồ hôi, công sức, trí tuệ và cả máu của lớp lớp các thế hệ lính thợ Quân giới-CNQP. Những chiến công và thành tựu đó đã được Đảng và Nhà nước tôn vinh, ghi danh trong sử sách. Vì vậy, những quan điểm, ý kiến xem nhẹ, thậm chí phủ nhận thành tựu đó, cần phải bị lên án và bác bỏ; đồng thời, mỗi người dân Việt Nam nói chung và cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động trong ngành CNQP nói riêng, cần hết sức cảnh giác trước những luận điệu xuyên tác của các thế lực thù địch, phản động, phần tử thoái hóa, biến chất, bất mãn… để dòng chảy chủ lưu là những thông tin sạch, những quan điểm chính thống, những thành tựu tốt đẹp... tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng để xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh, tốt đẹp hơn.

Thạc sĩ Nguyễn Thương Giang

(Nhà máy Z176, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng)