Chương III:Hội viên Điều 4: A- **Những đối tượng kết nạp vào Hội CCB Trên cơ sở 9 đối tượng được xét kết nạp vào Hội CCB Việt Nam qui định trong Điều lệ Đại hội III, Điều lệ bổ sung sửa đổi đã được Đại hội IV thông qua và bổ sung cụ thể như sau: 1- Những hạ sỹ quan chiến sỹ đã hoàn thành nghĩa vụ tại ngũ về định cư tại các xã, huyện miền núi, biên giới đất liền, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số. Đối tượng này được mở rộng thêm, không chỉ giới hạn là người dân tộc thiểu số, mà cả người dân tộc đa số về cư trú ở các huyện miền núi, biên giới đất liền, vùng sâu, vùng xa; mở rộng cả địa bàn, trước đây là xã, nay là huyện biên giới (huyện biên giới đất liền là huyện có địa giới tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền). Đối với tuyến biển chỉ vận dụng với những người về cư trú tại các đảo, không vận dụng với các huyện ven biển (vì các huyện ven biển không có địa giới tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên biển). Với những người về định cư tại các địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số, vận dụng với những người dân tộc Chăm, dân tộc Khơ me đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ về định cư tại các thôn, ấp đồng bào dân tộc Chăm, dân tộc Khơ me. 2- Những quân nhân trong quá trình làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ có thành tích xuất sắc được quân đội và nhà nước khen thưởng. Là những người có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh ở địa phương, trong phòng chống thiên tai bão lụt...đưîc khen th­ëng. Hình thức từ giấy khen trở lên. Trong quân đội từ cấp Trung đoàn (và tương đương) trở lên quyết định, ngoài quân đội từ cấp huyện trở lên quyết định. 3- Những quân nhân được Bộ quốc phòng đào tạo thành sỹ quan dự bị trước khi ra quân bao gồm: - Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ, được chọn đi đào tạo sỹ quan dự bị, được phong quân hàm sỹ quan dự bị trước khi ra quân. - Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ, khi ra quân tiếp tục đi học các trường Đại học, Cao đẳng... sau đó được Bộ quốc phòng đào tạo thành sỹ quan dự bị. - Những người được Bộ quốc phòng đào tạo sỹ quan dự bị, được phong quân hàm sỹ quan dự bị sau đó đi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, khi hết nghĩa vụ ra quân cũng thuộc đối tượng được xem xét kết nạp vào hội. Với những người đã tốt nghiệp ở các trường Đại học, Cao đẳng... chưa làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, được Bộ quốc phòng đào tạo thành sỹ quan dự bị: kể cả Xã đội trưởng được Bộ quốc phòng đào tạo thành sỹ quan dự bị nhưng chưa làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ đều không thuộc diện đối tượng này. 4- Những sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội đã xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu. Là những người thôi phục vụ tại ngũ, tính từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định cho nghỉ công tác ở đơn vị quân đội. Đối với những người nghỉ hưu không phải chờ đến khi nhận sổ hưu mà có thể xem xét kết nạp vào hội ngay sau khi có quyết định cho nghỉ công tác ở đơn vị quân đội. 5- Những người đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu đều thuộc diện được xem xét kết nạp vào hội, không kể thời gian tham gia là bao nhiêu. B- Thủ tục kết nạp vào Hội ** Thủ tục kết nạp vào Hội cần gọn nhẹ, đúng với tính chất quần chúng của Hội; song phải bảo đảm yêu cầu về chất lượng, đúng đối tượng, tiêu chuẩn và đúng thủ tục. Người xin vào Hội phải được nghiên cứu và tán thành Điều lệ Hội, trình bày với Tổ chức Hội tóm tắt về lý lịch bản thân để chứng minh là Cựu chiến binh trong đối tượng được kết nạp vào hội theo qui định của Điều lệ Hội và có nguyện vọng xin vào Hội. Tổ chức cơ sở Hội thảo luận xem xét và quyết định theo đa số. Những Tổ chức cơ sở Hội có chia ra Chi hội thì do Chi hội thảo luận xem xét, đề nghị Hội cơ sở quyết định. Nơi có Phân hội thì Phân hội đề nghị, báo cáo Chi hội xem xét, đề nghị BCH Hội cơ sở quyết định. Việc công bố kết nạp Hội viên mới trong một cuộc họp thường lệ củaChi hội, hoặc Tổ chức cơ sở Hội, không công bố kết nạp ở phân hội. C- Thủ tục chuyển sinh hoạt Hội cho Hội viên Khi có Hội viên chuyển đến cư trú lâu dài ở nơi khác, cần làm thủ tục chuyển sinh hoạt Hội cho Hội viên. Hội viên báo cáo với BCH cơ sở nơi đang sinh hoạt về lý do xin chuyển và cơ sở Hội sẽ chuyển đến sinh hoạt. Ban chấp hành Hội cơ sở làm giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt cho hội viên (theo mẫu hướng dẫn của Ban TC- CS) đến BCH Hội cơ sở nơi hội viên chuyển đến sinh hoạt (có đóng dấu, ký tên) kèm theo sơ yếu lý lịch (có xác nhận của BCH Hội cơ sở) và thẻ Hội viên. Hội viên trực tiếp mang đến nộp cho BCH Hội cơ sở nơi chuyển đến sinh hoạt. BCH Hội cơ sở nơi Hội viên chuyển đến xem xét có đủ giấy tờ hợp lệ thì tiếp nhận và giới thiệu hội viên về sinh hoạt ở Chi hội (hoặc Phân hội ) nơi hội viên chuyển đến. Việc chuyển sinh hoạt hội viên không phải qua cấp huyện, quận trở lên Chương IV:Nguyên tắc và hệ thống tổ chức Hội Điều 8: 1- Ban chấp hành khoá mới nhận sự bàn giao từ BCH khoá trước, điều hành công việc ngay sau khi được Đại hội bầu. Sau hội nghị BCH khoá mới lần thứ nhất bầu ra Ban Thường vụ và các chức danh: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ban kiểm tra; Ban chấp hành khoá mới đã có đủ các chức danh để điều hành ngay công việc, được ký các văn bản với các chức danh đã được bầu.BCH khoá trước phải thực hiện bàn giao cho BCH khoá mới trong vòng 15 ngày. 2- Viêc chỉ định bổ sung BCH cấp dưới không vượt quá số lượng Uỷ viên BCH do Đại hội quyết định. Khi cần thiết BCH hội cấp trên trực tiếp được chỉ định tăng thêm một số Uỷ viên BCH cấp dưới. Điểm này chỉ vận dụng khi thật cần thiết, sau khi đã báo cáo và được cấp uỷ Đảng nhất trí,BCH hội cấp dưới thảo luận thống nhất đề nghị BCH hội cấp trên chỉ định tăng thêm một số Uỷ viên BCH hội cấp dưới so với số lượng uỷ viên mà Đại hội đã quyết định. Số lượng Uỷ viên được chỉ định tăng thêm không được quá20% so với số lượng Uỷ viên BCH mà Đại hội đã quyết định. 3- Uỷ viên BCH Hội các cấp khi thôi giữ các chức vụ công tác Hội thì thôi không tham gia BCH Hội các cấp. - Uỷ viên BCH khi có quyết định nghỉ công tác Hội thì thôi tham gia BCH Hội các cấp. - Uỷ viên BCH tham gia nhiều cấp, nếu ở cấp dưới đã hết nhiệm kỳ, sau Đại hội không còn cơ cấu giữ các chức vụ công tác Hội, trong khi cấp trên chưa Đại hội, chưa cơ cấu người khác thay thế thì vẫn là Uỷ viên BCH cấp trên cho đến kỳ Đại hội. - Uỷ viên BCH được bầu theo cơ cấu ở các khối đại diện không thuộc điều chỉnh ở điểm này. Điều 10, 11, 12, 13: ** Điều lệ trước đây xác định BCH từ cấp huyện, quận trở lên có chức danh Thư ký. Trung ương Hội có Tổng Thư ký, tỉnh, huyện, quận Hội có Uỷ viên Thư ký. Điều lệ bổ sung sửa đổi lần này bỏ chức danh Thư ký từ cấp huyện, quận Hội trở lên. Mỗi cấp cần phân công một đồng chí Phó chủ tịch Thường trực để giúp Chủ tịch một số việc và thay thế Chủ tịch khi vắng mặt. Chương V: Tổ chức cơ sở của Hội Điều 16: Tổ chức cơ sở hội được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp. Điều kiện để thành lập tổ chức hội: phải có từ 7 cựu chiến binh trở lên có nguyện vọng thành lập tổ chức hội và làm đơn xin thành lập tổ chức hội; được Đảng uỷ và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhất trí; được BCH Hội cấp trên ra quyết định thành lập. Những Tổ chức cơ sở hội có đông hội viên hoặc hoạt động phân tán thành lập ra các chi hội. Mỗi chi hội tối thiểu phải có từ 3 hội viên trở lên. Điều 17: Tổ chức cơ sở Hội nơi có đông hội viên, BCH có từ 9 Uỷ viên trở lên bầu ra Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ban kiểm tra. Ban kiểm tra có cơ cấu Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban kiểm tra. Số lượng Ban kiểm tra ở Tổ chức cơ sở hội nên có từ 3 đến 5 người. Tổ chức cơ sở Hội BCH dưới 9 Uỷ viên chỉ bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch kiêm phụ trách kiểm tra. Điều 18: 1- Những Tổ chức cơ sở Hội có đông Hội viên hoặc địa bàn quá rộng được thành lập ra các Chi hội, dưới Chi hội là Phân hội. - Chi hội không bầu BCH chỉ bầu Chi hội trưởng, Chi hội phó. Nơi có đông hội viên, nhiều phân hội, bầu ra một hoặc nhiều chi hội phó. - Việc bầu cán bộ chi hội gắn với nhiệm kỳ của Chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo Chi hội. Chi hội không tổ chức Đại hội, bầu cán bộ Chi hội được tiến hành trong hội nghị sinh hoạt thường kỳ của Chi hội. 2- Phân hội, Chi hội (nơi không chia Phân hội) sinh hoạt thường kỳ 1 đến 3 tháng một lần. - Những nơi có điều kiện thuận lợi duy trì sinh hoạt thường kỳ 1 tháng một lần. - Những nơi điều kiện khó khăn như: địa bàn rộng, địa hình phức tạp, số lượng Hội viên ít phải ghép nhiều thôn xóm vào một Chi hội, Phân hội; hoặc có nhiều hội viên đi làm xa...Những Chi hội, Phân hội ở thành phố nơi có nhiều hộiviên là cán bộ nghỉ hưu tuổi cao... có thể vận dụng sinh hoạt2 hoặc 3 tháng một lần, do Tổ chức hội cơ sở xem xét quy định. - Những Tổ chức cơ sở hội ở cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp...hội viên là cán bộ,viên chức, công nhân viên đã tham gia sinh hoạtở cơ quan, đơn vị và các đoàn thể khác, sinh hoạt thường kỳ 3 tháng một lần. Có thể vận dụng kết hợp với các hoạt động vào dịp kỷ niệm mừng Đảng mừng xuân 3/2; 30/4 - 1/5; 19/8 - 2/9; 6/12 - 22/12 để tổ chức sinh hoạt. Chương VI: Công tác Kiểm tra của Hội ** và Ban Kiểm tra các cấp Điều 19: Ban chấp hành các cấp Hội phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát các Tổ chức Hội cấp dưới và hội viên. Tổ chức Hội cấp dưới và hội viên vừa chịu sự kiểm tra giám sát của Tổ chức Hội cấp trên và sự giám sát của nhân dân. - Ban chấp hành (trước hết là Ban Thường vụ) xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát và hoạt động của Ban kiểm tra cấp mình và cấp dưới trực tiếp. - Nội dung kiểm tra giám sát đối với Tổ chức hội: Tập trung vào chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Hội cấp trên, thực hiện qui chế làm việc, chương trình kế hoạch công tác toàn khoá và hàng năm của Tổ chức Hội cấp dưới. Đối với Hội viên: Thực hiện nhiệm vụ của hội viên và rèn luyện phấn đấu giữ gìn phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, làm tròn nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú. Điều 20 : Về nhiệm vụ của Ban kiểm tra các cấp: Điều lệ bổ sung sửa đổi lần này có bổ sung thêm nhiệm vụ giám sát cho Ban kiểm tra; “giám sát Uỷ viên BCH cùng cấp, Tổ chức Hội cấp dưới trong việc chấp hành Điều lệ, tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Hội”. - Đối với Tổ chức Hội cấp dưới, trước hết là BCH (Ban Thường vụ) cấp dưới trực tiếp. - Đối với Uỷ viên BCH cùng cấp: kể cả Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường vụ và cán bộ cơ quan của Ban chấp hành. Chương VII :Khen thưởng và kỷ luật **Điều 22 :**Về kỷ luật hội viên Điều lệ bổ sung sửa đổi lần này sửa hình thức “đưa ra khỏi hội” bằng hình thức “khai trừ khỏi hội”. Những hội viên làm trái Điều lệ, nghị quyết của Hội, làm tổn hại đến uy tín và tài sản của Hội thì tuỳ tính chất, mức độ sai lầm mà áp dụng các hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ khỏi Hội. Những hội viên bỏ sinh hoạt Hội, không đóng hội phí liên tục từ 1 năm trở lên mà không có lý do chính đáng thì xoá tên trong danh sách Hội viên. Việc xử lý kỷ luật hội viên phải được Chi hội thảo luận, biểu quyết với sự đồng ý của quá 1/2 tổng số hội viên và được BCH Hội cơ sở xem xét quyết định. Với hình thức khai trừ ra khỏi hội phải được Chi hội biểu quyết với sự đồng ý của 2/3 tổng số hội viên, BCH Hội cơ sở xem xét quyết định. Đối với Uỷ viên BCH các cấp và cán bộ Hội do cấp trên quản lý, sinh hoạt ở cơ sở Hội, nếu vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống và thực hiện nhiệm vụ hội viên phải được Chi hội thảo luận, BCH hội cơ sở xem xét kiến nghị hình thức kỷ luật, báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kỷ luật theo qui định của Điều lệ Hội; nếu vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao thì do cấp giao nhiệm vụ có thẩm quyền xem xét quyết định kỷ luật theo qui định của Điều lệ Hội. Sau khi quyết định hình thức kỷ luật, cấp ra quyết định thông báo cho Hội cơ sở, nơi hội viên sinh hoạt biết. Ban kiểm tra Trung ương hội hướng dẫn cụ thể về nội dung kiểm tra, giám sát và kỷ luật của hội. Hướng dẫn này phổ biến đến các Tổ chức cơ sở Hội để thực hiện thống nhất. Quá trình thực hiện có vấn đề gì còn vướng mắc, các cấp Hội báo cáo về Thường vụ Trung ương Hội để xin ý kiến của BCH Trung ương Hội hướng dẫn thực hiện đúng với qui định của Điều lệ Hội. Hội CCBVN