Hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ bị ép trước lựa chọn: Mua tên lửa Nga thì thôi máy bay Mỹ và Ankara đã quyết chọn mua tên lửa Nga cho dù bị Mỹ liên tục gây sức ép.

Ngày 9-3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã bảo vệ thỏa thuận của Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, nhấn mạnh kế hoạch này không liên quan đến an ninh của Mỹ. Tuyên bố này được đưa ra đúng 1 ngày sau khi Washington cảnh báo Ankara về những hậu quả nghiêm trọng nếu Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết theo đuổi kế hoạch. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định việc Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga không liên quan đến NATO, chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ hay an ninh Mỹ. Theo ông "Vấn đề không phải là các hệ thống

S-400” mà là về “Việc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện những hành động theo ý chí của riêng mình”, đặc biệt là tại Syria.

Washington luôn đặt vấn đề về tính tương thích của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 với các hệ thống vũ khí đang nằm trong biên chế của NATO. Mỹ tin rằng hợp đồng mua bán các hệ thống

S-400 là một phần trong những nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ liên minh này.

Nghe chuyện mới thấy chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ rất quyết đoán và thực hiện quyền tự quyết của mình. Hơn nữa, để tự chủ hơn, Ankara đang đẩy nhanh chương trình sản xuất máy bay chiến đấu nội địa thế hệ thứ 5, tránh phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ bị ép trước lựa chọn: Mua tên lửa Nga thì thôi máy bay Mỹ và Ankara đã quyết chọn mua tên lửa Nga cho dù bị Mỹ liên tục gây sức ép.

Ngày 9-3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã bảo vệ thỏa thuận của Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, nhấn mạnh kế hoạch này không liên quan đến an ninh của Mỹ. Tuyên bố này được đưa ra đúng 1 ngày sau khi Washington cảnh báo Ankara về những hậu quả nghiêm trọng nếu Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết theo đuổi kế hoạch. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định việc Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga không liên quan đến NATO, chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ hay an ninh Mỹ. Theo ông "Vấn đề không phải là các hệ thống

S-400” mà là về “Việc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện những hành động theo ý chí của riêng mình”, đặc biệt là tại Syria.

Washington luôn đặt vấn đề về tính tương thích của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 với các hệ thống vũ khí đang nằm trong biên chế của NATO. Mỹ tin rằng hợp đồng mua bán các hệ thống

S-400 là một phần trong những nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ liên minh này.

Nghe chuyện mới thấy chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ rất quyết đoán và thực hiện quyền tự quyết của mình. Hơn nữa, để tự chủ hơn, Ankara đang đẩy nhanh chương trình sản xuất máy bay chiến đấu nội địa thế hệ thứ 5, tránh phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài.

Nam Long