Các cấp hội CCB rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, tổ chức các buổi ra quân thu gom hàng trăm tấn rác thải, khơi thông dòng chảy hơn 100km kênh mương, xây dựng được gần 100 tụ điểm tập kết rác, giải tỏa gần 100 điểm vứt rác tự phát, ngoài ra còn tích cực ủng hộ 1.520m3 cát đá và 1.200kg xi măng để làm đường và kênh mương. Đặc biệt là việc chăm lo tới phát triển kinh tế. Đến nay, đã có 753 tổ nhóm vay vốn uỷ thác tạo điều kiện cho gần 19.193 hộ vay, với tổng số tiền trên 357,740 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới trong Hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Đó là nhiều hội viên CCB chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của chương trình, chưa hiểu rõ nguồn lực xây dựng nông thôn mới phải dựa vào nội lực và do cộng đồng dân cư làm chủ. Với phương châm lấy huy động nội lực tại chỗ là chính, lấy sức dân lo cho cuộc sống của dân chứ không phải dựa vào nguồn lực nhà nước là chủ yếu, do đó việc huy động nguồn nội lực trong cộng đồng còn hạn chế. Một số nơi, tổ chức Hội chưa thật chủ động tích cực, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên hăng hái tham gia trong việc triển khai thực hiện chương trình, một số cán bộ, hội viên còn thờ ơ né tránh, ngại va chạm, cá biệt còn có hội viên thiếu gương mẫu trong việc thực hiện giải toả để thi công các công trình đi qua đất gia đình mình. Mặt khác, nguồn vốn hỗ trợ của trên và cơ chế nguồn vốn cho một số địa phương còn chậm, mang tính bình quân, chưa đáp ứng yêu cầu, trong khi đó điều kiện kinh tế của dân còn khó khăn, do đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để làm tốt vai trò nòng cốt nói chung và phong trào xây dựng nông thôn mới nói riêng, tôi nghĩ các cấp Hội CCB Ninh Bình cần:

  1. Vận động hội viên CCB có trình độ, khả năng, tâm huyết tham gia góp ý kiến vào quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết ở khu dân cư, tích cực hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi, thực hiện dồn điền, đổi thửa, ủng hộ tài chính, vật liệu, ngày công nhằm hoàn thành các tiêu chí đúng với thời gian kế hoạch.

  2. Tích cực vận động cán bộ, hội viên tham gia xây dựng chỉnh trang nhà ở, môi trường nông thôn với mục tiêu giữ vững danh hiệu làng văn hóa, có môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, gương mẫu thực hiện các quy ước, hương ước thôn xóm

  3. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thanh niên, với các Ban ngành, đoàn thể phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống hội viên.

  4. Xây dựng tổ chức Hội CCB trong sạch vững mạnh, tích cực tham gia bảo vệ Đảng, xây dựng chính quyền.

Lương Văn Tuấn - Chủ tịch Hội CCB tỉnh Ninh Bình