Với quan điểm “Nhu cầu thông cảm khả năng, khả năng chiếu cố nhu cầu” mà cán bộ công chức người hưởng lương từ ngân sách hay từ bảo hiểm xã hội đã có sự đồng thuận. Cũng vì dịch Covid-19 mà T.Ư Đảng và Quốc hội buộc phải quyết định tạm dừng cải cách tiền lương và tăng lương cơ bản, cho dù đời sống người hưởng lương đang gặp khó khăn. Năm 2022,  sau 4 năm dịch bệnh được đẩy lùi, T.Ư, Quốc hội đã chủ trương tăng lương cơ bản từ 1,4 lên 1,8 triệu đồng tương đương với 20,8%.

Trong kỳ họp Quốc hội đã có nhiều ý kiến khác nhau nhằm đi tới một giải pháp tích cực nhất. Trong chất vấn của nhiều đại biểu còn đề nghị quan tâm tới người nghỉ hưu trước năm 1995 vì họ quá thiệt thòi trước thời chiến tranh đất nước còn khó khăn, Quốc hội cũng bàn tăng lương lương cơ bản từ 1-1-2023. Nhưng cuối cùng đã có quyết định tăng lương hưu cho tất cả người nghỉ hưu trước ngày 1-1-2022 là 7,4%. Lương cơ bản lại tăng từ ngày 1-7-2023.

Quyết định đã được Quốc hội chuẩn y, nhưng quyết định của Chính phủ thì chỉ tăng cho người hưởng lương hưu là 12,5% có nghĩa là bị trừ 7,4% tăng ưu ái năm 2022. Tuy vậy, vẫn chưa đủ mà còn thiếu 0,9% so với 20,8%. Dư luận cho rằng đây là một cách sửa sai. Khi thực hiện chi trả thì mãi tới ngày 14-8-2023, lương mới tới tay đối tượng. Còn trợ cấp người có công thì đến tháng 9-2023 vẫn chưa có.

Lời bàn dư luận: Giá trị của tiền tăng lương đã ra khỏi ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm từ ngày 1-7, thế rồi ngày 14-8-2023 mới tới đối tượng. Hơn nữa đến tháng 9, trợ cấp Người có công vẫn chưa tới tay đối tượng. Dư luận cho rằng với cơ chế kinh tế thị trường này đồng tiền chỉ nhảy từ chỗ này ra chỗ kia trong một ngày thôi thì giá trị đã thay đổi nhiều lắm.

Vấn đề này cần phải có sự minh bạch để chấp hành nghiêm cơ chế công khai dân chủ, chống lợi dụng bảo vệ cán bộ.

Nguyễn Tiến Lộc