LỜI NÓI ĐẦU
Để giúp Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra các cấp thống nhất nhận thức, nắm vững và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội theo quy định của Điều lệ Hội (Khoá IV).
Ban Kiểm tra Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam biên soạn cuốn sách “Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội” sử dụng trong Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Cuốn sách gồm những nội dung sau:
1- Trích Chương VI và Chương VII - Điều lệ Hội.
2- Quy chế làm việc của Ban Kiểm tra Trung ương Hội CCB Việt Nam (Khoá IV).
3- Hướng dẫn số 09/HDKT-CCB ngày 18/4/2008 Thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội trong Chương VI và Điều 22 Chương VII Điều lệ Hội.
4- Hướng dẫn bổ sung thực hiện các quy định về công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật của Hội trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Hội CCB Việt Nam (Khoá IV).
5 - Quy định chế độ báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội.
6- Mẫu thống kê, báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội.
Đây là tài liệu cấp cho Thường trực Hội và Ban Kiểm tra các cấp sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra giám sát và làm tài liệu bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác kiểm tra giám sát cho cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp.
Ban Kiểm tra Trung ương Hội rất mong Thường trực, Ban Kiểm tra các cấp quản lý, sử dụng có hiệu quả cuốn sách này nhằm nâng cao chất lượng hiệu qủa công tác kiểm tra, giám sát; góp phần xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh.

BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG HỘI

ĐIỀU LỆ
HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2007
(Trích)

Chương VI
Công tác kiểm tra của hội và ban kiểm tra các cấp
Điều 19:
Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo, một nhiệm vụ công tác cảu tổ chức Hội các cấp. Ban Chấp hành các cấp Hội phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức Hội cấp dưới và hội viên về chấp hành Điều lệ, chỉ thị, Nghị quyết của Hội.
Tổ chức Hội và hội viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội.
Ban Chấp hành Hội các cấp bầu ra Bán Kiểm tra cảu cấp mình. Số lượng Uỷ viên Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành mỗi cấp quy định, trong đó có 1 phần 3 là Uỷ viên Ban chấp hành.
Điều 20:
Ban Kiểm tra các cấp chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành cấp mình và sự chỉ đạo của Ban Kiểm tra cấp trên, làm việc theo chế độ tập thể.
Ban Kiểm tra các cấp có nhiệm vụ:

  • Kiểm tra hội viên, Uỷ viên Ban chấp hành Hội cùng cấp, tổ chức Hội cấp dưới khi có dấu hiệu vị phạm trong việc chấp hành nhiệm vụ hội viên, nhiệm vụ Uỷ viên Ban Chấp hành, trong việc chấp hành Điều lệ, chỉ thị, Nghị quyết của Hội và trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội.
  • Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra và xử lý kỷ luật trong nội bộ Hội của tổ chức Hội cấp dưới.
  • Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, đề nghị Ban Chấp hành quyết định hình thức xử lý.
  • Giám sát Uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp, tổ chứuc Hội cấp dưới trong việc chấp hành Điều lệ, tổ chức thực hiện chỉ thị, Nghị quyết của Hội.
  • Tiếp nhận, xem xét, kiến nghị với Ban Chấp hành giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên và của nhân dân có liên quan đến hội viên và tổ chức Hội.
    Ban Kiểm tra được quyền yêu cầu tổ chứuc Hội cấp dưới và hội viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.

Chương VII
Khen thưởng và kỷ luật

Điều 21:
Hội viên và tổ chức Hội có nhiều thành tích được các cấp Hội xét khen thưởng theo Luật Thi đua khen thưởng và hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương Hội và của Nhà nước.
Điều 22:
Những hội viên và tổ chức Hội làm trái Điều lệ, Nghị quyết của Hội, làm tổn hại đến uy tín và tài sản của Hội thì tuỳ tính chất, mức độ sai lầm mà áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật sau đây:
Đối với hội viên: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ khỏi Hội.
Những hội viên bỏ sinh hoạt Hội, không đóng hội phí liên tục từ 1 năm trở lên, mà không có lý do chính đáng, thì xoá tên trong danh sách hội viên.
Đối với Uỷ viên Ban Chấp hành: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ khỏi Hội.
Đối với tổ chức Hội: khiển trách, cảnh cáo.
Việc xử lý kỷ luật hội viên phải được Chi hội thảo luận, biểu quyết với sự đồng ý của quá 1 phần 2 tổng số hội viên, Ban Chấp hành Hội cơ sở xem xét quyết định. Với hình thức khai trừ khỏi Hội phải được Chi hội biểu quyết với sự đồng ý của 2 phần 3 tổng số hội viên, Ban Chấp hành Hội cơ sở xem xét, quyết định.
Xử lý kỷ luật 1 Uỷ viên Ban Chấp hành Hội cấp nào do hội nghị Ban Chấp hành cấp ấy thảo luận, biểu quyết với sự đồng ý của quá 1 phần 2 tổng sổ Uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp chuẩn y. Xử lý kỷ luật 1 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội do hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Xử lý kỷ luật 1 tổ chức Hội với hình thức khiển trách, cảnh cáo do Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp quyết định. Trường hợp đặc biệt cần áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao hơn do sai phạm nghiêm trọng, thì do Ban Chấp hành Hội cấp tỉnh, thành phố trựuc thuộc Trung ương trở lên xem xét quyết định.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Ban Thường vụ
__________________
Số: 135 /QC- CCB Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________________
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2008

QUY CHẾ LÀM VIỆC
của Ban Kiểm tra Trung ương
Hội Cựu chiến binh Việt Nam khoá IV (2007-2012)
______________

  • Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam.
  • Căn cứ Điều lệ Hội và quy chế làm việc của Ban chấp hành Trung ương Hội CCB Việt Nam khoá IV.
    Ban Thường vụ Trung ương Hội CCB Việt Nam đã nhất trí thông qua quy chế làm việc của Ban Kiểm tra Trung ương Hội nhiệm kỳ 2007-2012 như sau:

Chương I
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Ban Kiểm tra Trung ương Hội

Điều 1: Chức năng của Ban Kiểm tra Trung ương Hội
Ban Kiểm tra Trung ương Hội do Ban chấp hành Trung ương Hội bầu ra để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra được quy định trong Điều lệ Hội, quy chế làm việc của Ban chấp hành Trung ương Hội; tham mưu giúp Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đối với tổ chức Hội và hội viên.
Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm tra Trung ương Hội

  1. Tham mưu, giúp BCH, Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Hội cấp dưới về chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, chỉ thị của Hội (theo Điều 19, Điều lệ Hội).
  2. Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát hàng năm; sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát.
  3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Hội CCB Việt Nam theo quy định của Điều lệ:
    a- Kiểm tra hội viên, Uỷ viên Ban chấp hành Hội cùng cấp, tổ chức Hội cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành nhiệm vụ hội viên, nhiệm vụ Ban chấp hành, trong việc chấp hành Điều lệ, chỉ thị, Nghị quyết của Hội trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội.
    b- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra và xử lý kỷ luật của tổ chức Hội cấp dưới.
    c- Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, đề nghị Ban chấp hành quyết định hình thức xử lý.
    d- Giám sát Uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp, tổ chức Hội cấp dưới trong việc chấp hành Điều lệ, tổ chức thực hiện chỉ thị, Nghị quyết của Hội.
    đ- Tiếp nhận, xem xét, kiến nghị với Ban chấp hành giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên và nhân dân có liên quan đến hội viên và tổ chức Hội.
  4. Hướng dẫn các tổ chức Hội và hội viên thực hiện công tác kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật tổ chức Hội và hội viên.
  5. Báo cáo BCH, Ban Thường vụ Trung ương Hội về kết quả thực hiện công tác kiểm tra giám sát; về giải quyết khiếu nại, tố cáo, xem xét xử lý kỷ luật, mỗi năm 2 lần.
  6. Tổ chức triển khai các quyết định, kết luận, thông báo của BCH, Ban Thường vụ Trung ương Hội về công tác kiểm tra giám sát, về thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật.
  7. Chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật cho Ban Kiểm tra và cán bộ kiểm tra Hội các cấp.
  8. Ban Kiểm tra được quyền yêu cầu tổ chức Hội cấp dưới và hội viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Hội và chỉ đạo của Thường trực TW Hội.
  9. Ban Kiểm tra Trung ương Hội được cử các thành viên của Ban Kiểm tra đến các tổ chức Hội cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, giải quyết kỷ luật, khiếu nại, tố cáo.
  10. Được sử dụng con dấu của BCH Trung ương Hội trong các văn bản của Ban Kiểm tra Trung ương Hội.
    Điều 3: Nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ viên Ban Kiểm tra TW Hội.
  11. Được Ban Kiểm tra Trung ương Hội phân công phụ trách một số lĩnh vực hoặc địa bàn; chịu trách nhiệm trước Ban về hoạt động công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật thuộc phạm vi phụ trách theo quy định của Điều lệ Hội, quy chế làm việc của Ban Kiểm tra Trung ương Hội.
  12. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ do Ban Kiểm tra phân công; tham gia các đoàn (tổ) kiểm tra do Thường trực Trung ương Hội, Ban Kiểm tra Trung ương Hội quyết định thành lập.
  13. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Hội; chủ động nắm tình hình, phát hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi phụ trách; nắm tình hình chấp hành quy chế làm việc của Ban chấp hành và quy chế làm việc của Ban Kiểm tra để báo cáo Ban Kiểm tra Trung ương.
  14. Dự đầy đủ các kỳ họp của Ban Kiểm tra Trung ương Hội thảo luận, biểu quyết và cùng với tập thể Ban Kiểm tra chịu trách nhiệm trước BCH Trung ương Hội về các quyết định đó.
    Điều 4: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên trách Ban Kiểm tra Trung ương Hội.
    Ban Kiểm tra cơ quan Trung ương Hội là cơ quan chuyên trách của Ban Kiểm tra Trung ương Hội có nhiệm vụ:
  15. Chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Kiểm tra; triệu tập hội nghị Ban Kiểm tra; thay mặt Ban Kiểm tra chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc và thực hiện các quyết định của Ban giữa hai kỳ hội nghị.
  16. Giúp Ban Kiểm tra xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của Ban Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Hội và các nhiệm vụ Thường trực Trung ương Hội giao.
  17. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, đề nghị BCH quyết định hình thức xử lý; tiếp nhận và nghiên cứu, kiến nghị xử lý vụ việc về khiếu nại, tố cáo của hội viên và nhân dân có liên quan đến hội viên và tổ chức Hội.
  18. Hướng dẫn các tổ chức Hội và hội viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật.
  19. Định kỳ báo cáo BCH, Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội về thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; xem xét xử lý kỷ luật.
  20. Tổ chức triển khai các quyết định, kết luận, thông báo của BCH, Ban Thường vụ Trung ương Hội về công tác kiểm tra, giám sát, về thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật.
  21. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Trung ương Hội giao: chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS và phòng chống ma tuý, mại dâm; phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm….và các nhiệm vụ khác được giao.
  22. Giúp Ban Kiểm tra chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho Ban Kiểm tra và cán bộ kiểm tra Hội các cấp.
  23. Tham gia kiến nghị về tổ chức Ban Kiểm tra và biên chế cán bộ kiểm tra các cấp.
    Điều 5: Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Kiểm tra TW Hội
  24. Chịu trách nhiệm trước BCH, Ban Thường vụ và Thường trực Trung ương Hội về mọi hoạt động công tác của Ban Kiểm tra; chủ trì các hội nghị của Ban Kiểm tra; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Kiểm tra.
  25. Cùng với tập thể cơ quan chuyên trách Ban Kiểm tra chủ động nắm tình hình, nghiên cứu đề xuất các chủ trương, biện pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Hội và nhiệm vụ Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội giao.
  26. Báo cáo tình hình và việc giải quyết các công việc của cơ quan chuyên trách Ban Kiểm tra với Ban Kiểm tra TW Hội; báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết vụ việc kỷ luật, khiếu nại, tố cáo với BCH, Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội.
  27. giữ mối quan hệ công tác của Ban Kiểm tra với Ban Thường vụ Trung ương Hội, với Thường trực Trung ương Hội, với các Ban trong cơ quan Trung ương Hội, với BCH và Ban Kiểm tra các tổ chức Hội trực thuộc TW Hội.
  28. Cùng cơ quan Ban Kiểm tra chuẩn bị nội dung các kỳ hội nghị của Ban, chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra. Quản lý điều hành cơ quan kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và các công tác khác được Thường trực TW Hội giao, xây dựng cơ quan kiểm tra vững mạnh toàn diện.
  29. Thay mặt Ban Kiểm tra ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban Kiểm tra Trung ương Hội.

Chương II
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Ban Kiểm tra TW Hội

Điều 6: Nguyên tắc làm việc của Ban Kiểm tra TW Hội

  1. Ban Kiểm tra Trung ương Hội làm việc dưới sự lãnh đạo của BCH, Ban Thường vụ; sự chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Thường trực Trung ương Hội. Ban Kiểm tra TW Hội chấp hành các kết luận, quyết định của BCH, Ban Thường vụ và Thường trực Trung ương Hội về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật.
  2. Ban Kiểm tra Trung ương Hội thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
  3. Các quyết định, kết luận, thông báo của Ban Kiểm tra Trung ương về công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật phải được tổ chức Hội cấp dưới và hội viên có liên quan chấp hành nghiêm túc. Trường hợp còn có ý kiến khác thì được quyền khiếu nại, báo cáo với Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội xem xét, quyết định.

Điều 7: Chế độ làm việc của Ban Kiểm tra.

  1. Ban Kiểm tra Trung ương Hội họp thường kỳ 6 tháng 1 lần trước ngày họp BCH Trung ương Hội và họp bất thường khi cần thiết.
  2. Ban Kiểm tra Trung ương thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết như sau:
    6 tháng, hàng năm, giữa nhiệm kỳ, hết nhiệm kỳ báo cáo BCH, Ban Thường vụ và Thường trực Trung ương Hội về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật. Khi có tình hình đột xuất và vụ việc quan trọng, Ban Kiểm tra chủ động báo cáo kịp thời với Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội xem xét, giải quyết.
    Đầu nhiệm kỳ tổ chức hội nghị cán bộ kiểm tra toàn Hội để hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; giữa nhiệm kỳ tổ chức hội nghị sơ kết; cuối nhiệm kỳ tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật.
    Ban Kiểm tra quy định chế độ báo cáo công tác kiểm tra đối với các tỉnh, thành Hội trực thuộc Trung ương Hội.

Chương III
Các mối quan hệ công tác của Ban Kiểm tra

Điều 8 : Quan hệ công tác với các cơ quan có liên quan của Đảng và Nhà nước.
Tham mưu giúp Thường trực Trung ương Hội quan hệ với các cấp uỷ địa phương, Đảng uỷ, Ban cán sự Đảng các bộ, ngành khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, xem xét kỷ luật đối với tổ chức Hội và cán bộ Hội thuộc diện Trung ương Hội quản lý và hội viên, cán bộ Hội là đảng viên, hoặc là cán bộ đương nhiệm.
Điều 9: Quan hệ công tác với các tổ chức Hội và Ban Kiểm tra cấp dưới.

  1. Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức Hội cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Hội theo quy định của Điều lệ Hội và các quy định của BCH, Ban Thường vụ và Thường trực Trung ương Hội.
  2. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của Ban Kiểm tra các cấp. Ban Kiểm tra các tổ chức Hội trực thuộc Trung ương Hội chấp hành nghiêm quy định chế độ báo cáo công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành kỷ luật cho Ban Kiểm tra Trung ương Hội.
    Điều 10: Quan hệ công tác với các Ban, Văn phòng và các đơn vị trực thuộc Trung ương Hội
    Phối hợp với Văn phòng, các Ban và Văn phòng TGPL thực hiện nhiệm vụ do Điều lệ Hội quy định và nhiệm vụ do BCH, Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội giao. Chủ động cung cấp tình hình về công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tình hình kỷ luật của Hội cho Văn phòng phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội.

Chương IV
Chấp hành quy chế
Điều 11:

  1. Ban Kiểm tra Trung ương, các tổ chức Hội và hội viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này.
  2. Các tổ chức Hội trực thuộc Trung ương Hội căn cứ vào Điều lệ Hội, quy chế làm việc của Ban chấp hành cấp mình và Quy chế này để xây dựng hoặc bổ sung Quy chế làm việc của Ban Kiểm tra cấp mình.
    Điều 12 Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được phổ biến toàn văn tới Hội cơ sở.

TM Ban Thường vụ TW HỘI CCBVN
Phó Chủ tịch Thường trực
(đã ký)
Phạm Hữu Bồng

Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Ban Kiểm tra
__________________
Số: 09/HDKT-CCB Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________________
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2008

HƯỚNG DẪN
thực hiện các quy định về công tác kiểm tra,
giám sát và kỷ luật của Hội trong chương VI
và ĐIỀU 22 chương VII ĐIỀU LỆ HỘI
______________________

  • Căn cứ vào quy định tại Chương VI và Điều 22 Chương VII Điều lệ Hội CCB Việt Nam khoá IV.
  • Căn cứ vào quy chế làm việc của Ban chấp hành Trung ương và hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Hội CCB Việt Nam.
    Ban Kiểm tra Trung ương Hội hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội trong Chương VI và Điều 22 Chương VII Điều lệ Hội như sau:
    A-Công tác kiểm tra, giám sát của BCH và Ban Kiểm tra Hội các cấp
    I- Công tác kiểm tra, giám sát của BCH các cấp theo quy định tại Điều 19:
    1- Thực hiện công tác kiểm tra
    1.1- Ban chấp hành các cấp thực hiện công tác kiểm tra
    a) Lãnh đạo công tác kiểm tra
    Ban chấp hành đề ra phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra cho các tổ chức Hội trong từng thời gian; lãnh đạo chỉ đạo hoạt động của Ban Kiểm tra; xây dựng, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra.
    b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
    b.1- Nội dung, đối tượng: Kiểm tra tổ chức Hội cấp dưới nhưng trước hết và chủ yếu là tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp về chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, chỉ thị của Hội.
    b.2- Cách kiểm tra:
  • Ban chấp hành (ban Thường vụ) trực tiếp kiểm tra.
  • Giao Ban Kiểm tra giúp Ban chấp hành kiểm tra, sau đó báo cáo Ban chấp hành (ban Thường vụ) xem xét, kết luận.
    1.2- Hội cơ sở thực hiện công tác kiểm tra
    a) Nội dung:
    Kiểm tra các chi Hội, phân Hội trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của Hội; công tác quản lý, phát triển hội viên; công tác thu, chi, nộp Hội phí.
    Kiểm tra hội viên thực hiện nhiệm vụ hội viên; nhiệm vụ, chức trách được giao; phẩm chất, đạo dức; đoàn kết; ý thức tham gia sinh hoạt Hội.
    b) Cách tiến hành:
  • Xây dựng kế hoạch kiểm tra tổ chức Hội và hội viên.
  • Kết hợp sinh hoạt thường kỳ, kiểm tra chi Hội, phân Hội hoặc hội viên.
    2- Thực hiện công tác giám sát
    2.1- Nội dung giám sát
    a) Đối với tổ chức Hội:
  • Việc chấp hành Điều lệ Hội; các Nghị quyết, chỉ thị của Hội cấp trên và cấp mình; việc chấp hành quy chế làm việc của cấp mình.
  • Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
  • Việc chấp hành kỷ luật của tổ chức Hội và hội viên; đoàn kết nội bộ, quản lý, giáo dục, phát triển hội viên.
    b) Đối với hội viên:
    Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống và thực hiện nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú.
    2.2- Đối tượng giám sát
  • Các tổ chức Hội trực thuộc nhưng trước hết và chủ yếu là tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp ; hội viên là cán bộ thuộc diện BCH cấp mình quản lý, trước hết là cán bộ chủ trì cấp dưới trực tiếp.
    2.3- Cách tiến hành giám sát
    a) Định kỳ hoặc đột xuất, theo quy chế làm việc, Ban Thường vụ (Thường trực Hội) nghe Thường trực Hội cấp dưới báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Hội; việc chấp hành nguyên tắc tập trugn dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; công tác kiểm tra, giám sát. Sau đó Ban Thường vụ (Thường trực Hội) kết luận ưu điểm, khuyết điểm, biện pháp khắc phục.
    b) Ban Thường vụ ( Thường trực Hội) dự các cuộc họp định kỳ, đột xuất của tổ chức Hội cấp dưới, qua theo dõi nắm tình hình, nghiên cứu báo cáo và qua thảo luận tại cuộc họp, cấp giám sát kết luận nội dung giám sát, nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, biện pháp khắc phục.
    c) Thông qua các văn bản, báo cáo của BCH (Ban Thường vụ) cấp dưới gửi Ban Thường vụ (Thường trực Hội) cấp trên theo quy định; thông qua đơn thư tố cáo, khiếu nại kỷ luật để nắm tình hình liên quan đến cán bộ, hội viên.
    d) Thành lập đoàn (tổ) giúp ban Thường vụ giám sát; sau đó đoàn (tổ) báo cáo kết quả giám sát, ban Thường vụ (Thường trực Hội) xem xét, kết luận; thông báo kết luận giám sát cho tổ chức Hội và hội viên được giám sát.
    II - Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ làm việc, quyền hạn của Ban Kiểm tra các cấp
    1- Tổ chức
    1.1- Nguyên tắc tổ chức:
    Ban Kiểm tra các cấp được lập từ Hội cơ sở (nơi có Ban Thường vụ) trở lên. Nơi Hội cơ sở không có Ban Thường vụ thì Phó chủ tịch kiêm phụ trách kiểm tra.
    Hội nghị Ban chấp hành Hội các cấp bầu ra Ban Kiểm tra của cấp mình; bầu Uỷ viên Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra. Từ cấp tỉnh, thành Hội trực thuộc TW Hội đến Hội cơ sở (nơi có Ban Kiểm tra) do Phó chủ tịch cùng cấp kiêm Trưởng Ban kiểm tra. Việc bầu cử được tiến hành bằng phiếu kín. Các Uỷ viên Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra cấp dưới phải được Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp chuẩn y.
    Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra các cấp theo nhiệm kỳ của Ban chấp hành cùng cấp. Ban Kiểm tra khoá mới điều hành công việc ngay sau khi được bầu.
    1.2- Cơ cấu tổ chức và số lượng Uỷ viên Ban Kiểm tra.
    a- Ban Kiểm tra các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương Hội số lượng nên từ 5-7 Uỷ viên, trong đó có 1 cán bộ chuyên trách kiểm tra.
    b- Ban Kiểm tra các quận, huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh nên có từ 3-5 Uỷ viên.
    c- Ban Kiểm tra Hội cơ sở có 3 Uỷ viên.
    2- Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra các cấp
    2.1- Nhiệm vụ thứ nhất: Kiểm tra hội viên, Uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp, tổ chức Hội cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành nhiệm vụ hội viên, nhiệm vụ Uỷ viên Ban chấp hành, trong việc chấp hành Điều lệ, chỉ thị, Nghị quyết của Hội và trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội.
    a) Kiểm tra hội viên
    a.1- Nội dung kiểm tra: Những hội viên khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn hội viên hoặc tiêu chuẩn Uỷ viên Ban chấp hành hoặc nhiệm vụ hội viên hoặc nhiệm vụ Uỷ viên Ban chấp hành.
    a.2- Đối tượng kiểm tra: Tập trung kiểm tra hội viên là Uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp, là cán bộ chủ trì cấp dưới trực tiếp.
    a.3- Cách tiến hành:
  • Xây dựng kế hoạch kiểm tra, xác định rõ yêu cầu, nội dung, đối tượng, thành lập đoàn (tổ) kiểm tra.
  • Thông báo kế hoạch kiểm tra cho hội viên và tổ chức Hội quản lý hội viên biết.
  • Hội viên được kiểm tra báo cáo chi Hội xem xét, kết luận.
  • Đoàn (tổ) Kiểm tra báo cáo Ban Kiểm tra xem xét kết luận.
    b) Kiểm tra tổ chức Hội:
    b.1- Nội dung kiểm tra: Những tổ chức Hội khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Hội, Nghị quyết, chỉ thị và các nguyên tắc tổ chức của Hội và trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội. Vi phạm nội dung nào thì kiểm tra và kết luận nội dung đó.
    b.2- Đối tượng: Kiểm tra các tổ chức Hội cấp dưới, nhưng trước hết là các tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp.
    b.3- Cách tiến hành:
  • Xây dựng kế hoạch kiểm tra, xác định rõ yêu cầu, nội dung, đối tượng, thành lập Đoàn (tổ) kiểm tra.
  • Thông báo kế hoạch kiểm tra cho tổ chức Hội được kiểm tra biết.
  • Tổ chức Hội được kiểm tra báo cáo nội dung kiểm tra với Tổ kiểm tra.
  • Đoàn (tổ) Kiểm tra báo cáo Ban Kiểm tra xem xét kết luận.
    2.2 - Nhiệm vụ thứ hai: Giám sát Uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp, tổ chức Hội cấp dưới trong việc chấp hành Điều lệ, tổ chức thực hiện chỉ thị, Nghị quyết của Hội.
    a) Khái niệm, nguyên tắc giám sát.
    a.1- Khái niệm: Giám sát của Hội là việc tổ chức Hội cấp trên theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức Hội cấp dưới và hội viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Điều lệ Hội, Nghị quyết, chỉ thị của Hội.
    a.2- Nguyên tắc giám sát: Tổ chức Hội cấp trên được giám sát tổ chức Hội cấp dưới và hội viên; hội viên không được tự ý giám sát, chỉ được tham gia giám sát theo sự phân công của tổ chức Hội có thẩm quyền.
    b) Sự giống nhau và khác nhau giữa kiểm tra và giám sát.
    b.1- Sự giống nhau: Nội dung kiểm tra và giám sát đều là kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, Nghị quyết, chỉ thị của Hội. Đối tượng kiểm tra, giám sát đều là tổ chức Hội và hội viên. Mục đích kiểm tra, giám sát đều nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Hội trong sạch vững mạnh.
    b.2- Sự khác nhau: Về mục đích giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra. Mục đích của kiểm tra là để làm rõ đúng, sai. Sau kiểm tra phải kết luận và xử lý (nếu có vi phạm). Về phương pháp, giám sát không cần tổ chức thành cuộc, không cần thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật như một cuộc kiểm tra.
    c) Nội dung giám sát:
    c.1 - Giám sát đối với tổ chức Hội cấp dưới
  • Trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của Hội cấp mình.
  • Trong việc thực hiện quy chế làm việc của Hội cấp mình.
  • Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác năm của tổ chức Hội được giám sát.
  • Giám sát chuyên đề: Giám sát 1 trong những nội dung nêu trên hoặc giám sát chuyên đề về xoá đói giảm nghèo, về công tác xây dựng Hội…
    c.2- Giám sát đối với hội viên:
  • Việc chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, chỉ thị của Hội, trọng tâm là thực hiện Nghị quyết, chỉ thị Hội cấp mình.
  • Việc thực hiện nhiệm vụ hội viên; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; giữ gìn phẩm chất, đạo đức lối sống.
  • Việc chấp hành quy chế làm việc của Ban chấp hành (đối với Uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp).
    d) Đối tượng giám sát
    d.1- Đối với tổ chức Hội:
    Giám sát các tổ chức Hội cấp dưới, nhưng trước hết và chủ yếu là Ban chấp hành, Ban Thường vụ cấp dưới trực tiếp.
    d.2- Đối với hội viên: Uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp và cán bộ chủ trì tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp.
    đ) Cách tiến hành giám sát:
    Ban Kiểm tra tiến hành giám sát tổ chức Hội cấp dưới và hội viên theo 2 cách: giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề.
    đ.1- Giám sát thường xuyên:
    Thông qua việc nghiên cứu các báo cáo của tổ chức Hội cấp dưới; thông qua dự các hội nghị Ban chấp hành (Ban Thường vụ) cấp mình, tổ chức Hội cấp dưới; nghiên cứu báo cáo, tài liệu có liên quan, Thường trực Ban Kiểm tra phát hiện vấn đề cần báo cáo với Ban Kiểm tra xem xét, nhắc nhở, yêu cầu tổ chức Hội hoặc hội viên được giám sát khắc phục, sửa chữa thiếu sót (nếu có).
    đ.2- Giám sát theo chuyên đề:
  • Xây dựng kế hoạch giám sát từ đầu năm. Thông báo cho tổ chức Hội và hội viên được giám sát biết nội dung, thời gian giám sát. Nội dung giám sát theo chuyên đề: giám sát công tác giáo dục, tuyên truyền hoặc công tác xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh, quản lý phát triển hội viên, hoặc công tác tổ chức, động viên CCB tham gia phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp…
  • Thành lập tổ giám sát:
  • Tổ chức Hội và hội viên được giám sát báo cáo tổ giám sát; các thành viên dự họp trao đổi, thảo luận nội dung báo cáo của tập thể và hội viên được giám sát.
  • Tổ giám sát báo cáo kết quả giám sát để Ban Kiểm tra xem xét kết luận, thông báo cho tổ chức Hội và hội viên được giám sát.
    2.3 - Nhiệm vụ thứ ba: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và việc xử lý kỷ luật trong nội bộ Hội của tổ chức Hội cấp dưới.
    a- Nội dung kiểm tra: Kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch kiểm tra; nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền trong việc thi hành kỷ luật Hội.
    b- Cách tiến hành: Tương tự như cách tiến hành kiểm tra tổ chức Hội cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm.
    2.4 - Nhiệm vụ thứ tư: Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, đề nghị Ban chấp hành quyết định hình thức xử lý.
    Căn cứ vào nội dung vi phạm, đề nghị của tổ chức Hội cấp dưới, Ban Kiểm tra đề nghị Ban chấp hành cấp mình quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.
    2.5 - Nhiệm vụ thứ năm: Tiếp nhận, xem xét, kiến nghị với Ban chấp hành giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên và nhân dân có liên quan đến hội viên và tổ chức Hội.
    a) Giải quyết khiếu nại về kỷ luật Hội.
    a.1- Một số yêu cầu và nguyên tắc trong việc giải quyết khiếu nại:
  • Việc khiếu nại của hội viên và tổ chức Hội phải tiến hành tuần tự từ Ban chấp hành Hội cơ sở lên.
  • Không giải quyết khiếu nại những trường hợp sau: Những khiếu nại đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận, nay khiếu nại tiếp, nhưng người khiếu nại không cung cấp tài liệu, chứng cứ mới để làm rõ sự việc; cá nhân, tập thể khiếu nại hộ cho hội viên bị kỷ luật. Thư khiếu nại về xử lý hành chính, chế độ, chính sách… thì chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết và báo cho người khiếu nại biết.
  • Trường hợp hội viên bị kỷ luật vừa khiếu nại, vừa tố cáo thì phải tách riêng từng vấn đề để giải quyết. Trường hợp nội dung tố cáo có liên quan đến nội dung khiếu nại thì phải đồng thời giải quyết cả khiếu nại và tố cáo.
    Về thời gian: Những khiếu nại về kỷ luật Hội, chậm nhất 3 tháng đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận, thị Hội; 6 tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại (theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết trả lời cho người khiếu nại biết.
  • Người khiếu nại phải tự giác, trung thực, nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm, sai lầm của mình, không đổ lỗi cho khách quan. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức Hội và hội viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật.
    a.2- Cách tiến hành:
  • Khi nhận đơn khiếu nại, tổ chức Hội phải báo cho người khiếu nại biết và yêu cầu chờ giải quyết; trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển cho cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
  • Nghiên cứu nội dung khiếu nại, có điều kiện thì gặp người khiếu nại để nắm vững nội dung khiếu nại.
  • Khi giải quyết khiếu nại kỷ luật, làm việc với tổ chức Hội (đã quyết định kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật) để trao đổi về nội dung vi phạm, tình tiết của sự việc dẫn đến kỷ luật; làm rõ những điểm khác nhau giữa nội dung khiếu nại kỷ luật với quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có) trước đây; trao đổi về nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân của vi phạm, biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật.
  • Tổ chức Hội có liên quan họp xem xét, kết luận nội dung khiếu nại.
  • Ban Kiểm tra hoàn chỉnh văn bản báo cáo Ban chấp hành (Ban Thường vụ) cấp mình xem xét, kết luận theo thẩm quyền.
  • Lưu hồ sơ.
    b) Giải quyết tố cáo đối với tổ chức Hội và hội viên
    b.1- Một số yêu cầu và nguyên tắc trong việc giải quyết tố cáo
  • Đối với người tố cáo: Phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, ký trực tiếp vào đơn tố cáo; phải chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng mà mình đưa ra. Không được gửi hoặc phổ biến nội dung tố cáo, tên người bị tố cáo, nội dung thông báo giải quyết tố cáo của cấp có thẩm quyền cho những tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.
  • Đối với tổ chức Hội và hội viên bị tố cáo: Phải nghiêm túc tự kiểm tra mình, báo cáo với tổ chức Hội về những nội dung bị tố cáo, tự giác nhận khuyết điểm (nếu có) và có quyền đưa ra bằng chứng xác thực để bác bỏ nội dung tố cáo không đúng; không truy tìm, trù dập, trả thù người tố cáo.
  • Đối với tổ chức Hội nhận được tố cáo: Phải bảo đảm bí mật cho người tố cáo. Xem xét, giải quyết những đơn, thư thuộc thẩm quyền cấp mình; những đơn thư không thuộc thẩm quyền chuyển cấp trên hoặc các cơ quan chức năng, xem xét, giải quyết.
    b.2- Nội dung tố cáo phải giải quyết: Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn hội viên, tiêu chuẩn Uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ hội viên; liên quan đến việc chấp hành Điều lệ Hội, Nghị quyết, chỉ thị của Hội; nguyên tắc tập trung dân chủ; quy chế làm việc, phẩm chất, đoàn kết nội bộ. Những đơn thư tố cáo có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội CCB thì chuyển cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
    b.3- Chủ trì giải quyết tố cáo: Không để đối tượng bị tố cáo hoặc người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo.
    b.4- Những đơn tố cáo không xem xét, giải quyết: Tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ; những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới; những tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra xác minh; những tố cáo sao chụp chữ ký mà không ký trực tiếp.
    b.5- Đối tượng tố cáo phải giải quyết: Có trách nhiệm xem xét, giải quyết tố cáo đối với tổ chức Hội và hội viên thuộc cấp mình quản lý, nhưng trước hết và chủ yếu là tổ chức Hội và hội viên là cán bộ chủ trì cấp dưới trực tiếp.
    b.6- Cách tiến hành:
  • Phân loại tố cáo để có kế hoạch giải quyết.
  • Gặp người tố cáo nắm, làm rõ nội dung tố cáo.
  • Đối tượng bị tố cáo phải giải trình bằng văn bản để trình bày trước chi Hội xem xét, kết luận. Hội viên bị tố cáo là Uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp hoặc tham gia Ban chấp hành nhiều cấp thì tuỳ nội dung tố cáo cụ thể có thể phải trình bày ở các tổ chức Hội (chi Hội, BCH mà hội viên là thành viên) hoặc chỉ trình bày ở một tổ chức Hội là do cấp giải quyết tố cáo quyết định. Tổ chức Hội bị tố cáo phân công người thay mặt tập thể chuẩn bị và trình bày giải trình về nội dung bị tố cáo trước hội nghị của tổ chức Hội cấp mình, có đại diện của BCH cấp trên trực tiếp và Ban Kiểm tra (cấp giải quyết) tham dự.
  • Ban Kiểm tra hoàn chỉnh văn bản báo cáo Ban chấp hành cấp mình xem xét, kết luận.
  • Lưu hồ sơ.
    3- Chế độ làm việc:
    a- Ban Kiểm tra làm việc dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành cùng cấp: Nghiêm chỉnh chấp hành các Nghị quyết, chỉ thị của Ban chấp hành, Ban Thường vụ; định kỳ báo cáo với Ban chấp hành chương trình, kế hoạch, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra và các nhiệm vụ Ban chấp hành giao; chịu sự kiểm tra của Ban chấp hành về tất cả các hoạt động của mình.
    b- Ban Kiểm tra làm việc dưới sự chỉ đạo, kiểm tra của Ban Kiểm tra cấp trên: Về phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra và giải quyết vụ việc kỷ luật khiếu nại, tố cáo.
    c- Ban Kiểm tra làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Ban Kiểm tra Trung ương Hội và tỉnh, thành Hội trực thuộc Trung ương Hội họp thường kỳ 6 tháng 1 lần. Ban Kiểm tra quận, huyện, thị và tương đương, Ban Kiểm tra Hội cơ sở họp thường kỳ 3 tháng 1 lần. Khi cần thiết họp Ban Kiểm tra bất thường. Nội dung họp thường kỳ: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật được quy định trong Điều lệ Hội và thực hiện nhiệm vụ Ban chấp hành giao; xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác thời gian tới.
    4- Quyền hạn : Ban Kiểm tra được quyền yêu cầu tổ chức Hội cấp dưới và hội viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.
    Khi nhận được yêu cầu của Ban Kiểm tra, các tổ chức Hội cấp dưới, hội viên phải báo cáo và cung cấp những tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát. Các tổ chức Hội và hội viên nếu thấy có vấn đề cần tham gia ý kiến thì phản ảnh với Ban Kiểm tra, không được gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát.

b- Việc thi hành kỷ luật trong Hội
I- Phương hướng thi hành kỷ luật của Hội
Đất nước đang trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới, khu vực để phát triển, cán bộ, hội viên hàng ngày, hàng giờ chịu tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và nhiều nhân tố rất phức tạp khác, nên không tránh khỏi có cán bộ, hội viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật Hội. Phương hướng thi hành kỷ luật của Hội là:

  • Tập trung xem xét, xử lý những cán bộ, hội viên tìm mọi cách làm giàu bất chính, vi phạm pháp luật, bị kẻ xấu kích động dẫn đến những quan điểm sai trái hoặc tiếp tay cho kẻ xấu chống lại Đảng, Nhà nước; vi phạm về đạo đức, phẩm chất, lối sống.
  • Khi xem xét xử lý kỷ luật lấy giáo dục, thuyết phục nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; đoàn kết, tập hợp các thế hệ CCB để góp phần hoàn thành sự nghiệp cách mạng của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới làm cơ bản. Những cán bộ, hội viên vi phạm đã được giáo dục nhưng vẫn tái phạm nhất là vi phạm những nội dung nêu trên đều phải xử lý nghiêm minh.
    II - Hình thức kỷ luật
  • Đối với hội viên, có 3 hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ khỏi Hội.
  • Đối với Uỷ viên Ban chấp hành, có 4 hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ khỏi Hội.
  • Đối với tổ chức Hội, có 2 hình thức: Khiển trách, cảnh cáo.
    Lưu ý: Những hội viên bỏ sinh hoạt Hội, không đóng Hội phí liên tục từ 1năm trở lên, mà không có lý do chính đáng, hoặc hội viên sau khi kết nạp mới phát hiện không đúng đối tượng kết nạp vào Hội thì xoá tên trong danh sách hội viên. Xoá tên trong danh sách hội viên không phải là hình thức kỷ luật.
    III - Thẩm quyền thi hành kỷ luật hội viên.
    1- Ban chấp hành Hội cơ sở:
    Quyết định khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ hội viên sinh hoạt tại Hội cơ sở nhưng không phải là Uỷ viên Ban chấp hành các cấp và cán bộ Hội do Hội cấp trên quản lý.
    2- Ban chấp hành cấp tỉnh, thành, quận, huyện, thị và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật hội viên, nhưng không phải là Uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp và cấp trên, và cán bộ do Ban chấp hành Hội cấp trên quản lý.
    3- Ban chấp hành Trung ương Hội quyết định các hình thức kỷ luật hội viên kể cả Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội, Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Hội.
    IV- Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức Hội vi phạm.
    Ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức Hội cấp dưới. Trường hợp đặc biệt cần áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao hơn (giải tán tổ chức Hội) do sai phạm nghiêm trọng, thì do Ban chấp hành Hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên xem xét, quyết định.
    V- Cách tiến hành xem xét thi hành kỷ luật tổ chức Hội và hội viên.
    1- Xem xét thi hành kỷ luật hội viên.
  • Thẩm tra xác minh vi phạm của hội viên.
  • Hướng dẫn, động viên, yêu cầu hội viên chuẩn bị báo cáo giải trình nội dung vi phạm.
  • Họp chi Hội kết luận nội dung vi phạm.
  • Họp Ban chấp hành Hội cơ sở xem xét, quyết định hình thức kỷ luật.
  • Công bố quyết định kỷ luật tới hội viên và chi Hội nơi hội viên tham gia sinh hoạt; báo cáo kết quả xem xét, thi hành kỷ luật lên Hội cấp trên,.
  • Lưu trữ hồ sơ.
    2- Xem xét thi hành kỷ luật tổ chức Hội
  • Thẩm tra xác minh vi phạm của tổ chức Hội.
  • Hướng dẫn, yêu cầu tổ chức Hội vi phạm làm bản giải trình nội dung vi phạm.
  • Họp tổ chức Hội vi phạm kết luận nội dung vi phạm (có đại diện BCH cấp trên trực tiếp dự), tự nhận hình thức kỷ luật.
  • Họp Ban chấp hành cấp trên trực tiếp xem xét, kết luận hình thức kỷ luật.
  • Công bố quyết định kỷ luật tới tổ chức Hội vi phạm; báo cáo cấp trên; lưu hồ sơ.
    VI- Một số điểm lưu ý trong xem xét thi hành kỷ luật tổ chức Hội và hội viên.
  • Chỉ có tổ chức Hội do Điều lệ Hội quy định và Ban chấp hành Trung ương uỷ quyền mới có quyền thi hành kỷ luật tổ chức Hội và hội viên.
  • Hội viên vi phạm phải kiểm điểm trước tổ chức Hội. Nếu hội viên từ chối kiểm điểm hoặc khước từ hội nghị để xem xét kỷ luật của bản thân thì tổ chức Hội vẫn xem xét kỷ luật; biên bản hội nghị ghi rõ việc từ chối; kiểm điểm hoặc khước từ hội nghị của hội viên đó.
  • Tổ chức Hội và hội viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật nhưng Ban chấp hành Hội cấp dưới không xử lý hoặc xử lý kỷ luật không đúng lỗi phạm, không đúng thẩm quyền thì Ban chấp hành cấp trên quyết định xử lý kỷ luật theo thẩm quyền, tổ chức Hội cấp dưới và hội viên phải chấp hành nghiêm túc quyết định của cấp trên.
  • Trường hợp hội viên là Uỷ viên BCH các cấp và cán bộ Hội do cấp trên quản lý vi phạm khuyết điểm đến mức phải xử lý kỷ luật : Nếu vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống và thực hiện nhiệm vụ hội viên phải được kiểm điểm ở chi Hội mà hội viên đó tham gia. Ban chấp hành Hội cơ sở xem xét, đề nghị hình thức kỷ luật báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nếu vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, kiểm điểm ở cấp nào do cấp quản lý cán bộ đó quyết định. Sau khi quyết định hình thức kỷ luật, cấp ra quyết định thông báo cho Hội cơ sở, nơi hội viên đó sinh hoạt biết.
  • Trường hợp Uỷ viên Ban chấp hành Hội các cấp hoặc hội viên là đảng viên hoặc là cán bộ đương nhiệm ở cơ quan (Đảng, chính quyền, đoàn thể của Nhà nước), nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật hoặc xoá tên trong danh sách hội viên phải báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp, đồng thời báo cáo cấp uỷ Đảng (nơi trực tiếp lãnh đạo Hội cấp mình) xin ý kiến chỉ đạo; phối hợp với các cơ quan chức năng của Đảng, chính quyền, đoàn thể của Nhà nước quản lý cán bộ, đảng viên để thống nhất hướng xử lý kỷ luật. Không nhất thiết hình thức kỷ luật Hội đối với hội viên vi phạm phải tương ứng với hình thức kỷ luật Đảng hoặc kỷ luật chính quyền, đoàn thể.
    C- Tổ chức thực hiện
  1. Các tổ chức Hội, Ban Kiểm tra các cấp, Phó chủ tịch Hội phụ trách công tác kiểm tra ở cơ sở (nơi không có Ban Kiểm tra) và hội viên có trách nhiệm thực hiện đúng hướng dẫn này.
  2. Hướng dẫn này thay thế các hướng dẫn trước đây, được phổ biến tới Hội cơ sở. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc gì, đề nghị phản ánh về Ban Kiểm tra Trung ương Hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

TM Ban kiểm tra TW Hội
Trưởng ban
(đã ký)

Lê Văn Mẹo

Hội cựu chiến binh việt nam
Ban kiểm tra
__________________
Số: 30 /HD/KT- CCB Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________
Ngày 05 tháng 02 năm 2009

HƯỚNG DẪN BỔ SUNG
Thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội
trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Hội CCB Việt Nam (Khoá IV)

Căn cứ Điều lệ Hội CCB Việt Nam (Khoá IV).
Căn cứ Hướng dẫn số 08/HD-CCB ngày 15/4/2008 của ban Chấp hành TW Hội CCB Việt Nam về thi hành Điều lệ Hội CCB Việt Nam.
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Kiểm tra Trung ương Hội (Khoá IV).
Căn cứ Nghị quyết số 04/ NQ-BCH ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Hội CCB Việt Nam.
Ban Kiểm tra Trung ­ương Hội h­ướng dẫn bổ sung thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Hội CCB Việt Nam Khoá IV như sau:
1- Việc tạm đình chỉ sinh hoạt Hội đối với hội viên, tạm đình chỉ sinh hoạt đối với uỷ viên Ban Chấp hành Hội các cấp.
a/ Hội viên, Uỷ viên Ban Chấp hành bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định khởi tố thì tạm đình chỉ sinh hoạt Hội.
Lưu ý: Uỷ viên Ban Chấp hành bị đình chỉ sinh hoạt Hội đương nhiên bị đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành.
b/ Thẩm quyền tạm đình chỉ sinh hoạt

  • Tổ chức Hội quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt hội đối với hội viên là tổ chức Hội có thẩm quyền quyết định kỷ luật khai trừ đối với hội viên đó.
  • Tổ chức Hội quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt hội đối với Uỷ viên Ban chấp hành là tổ chức Hội có thẩm quyền quyết định kỷ luật khai trừ Uỷ viên Ban Chấp hành đó.
    c/ Thời hạn tạm đình chỉ sinh hoạt
    Thời hạn tạm đình chỉ sinh hoạt của hội viên (uỷ viên BCH) bị khởi tố được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả thời gian gia hạn nếu có).
    d/ Việc quyết định cho hội viên, uỷ viên BCH trở lại sinh hoạt Hội.
  • Khi hội viên ( Uỷ viên Ban Chấp hành) được cơ quan pháp luật có thẩm quyền quyết định đình chỉ điều tra, thì tổ chức Hội có thẩm quyền ra quyết định cho hội viên (Uỷ viên Ban Chấp hành) đó trở lại sinh hoạt Hội và xem xét xử lý kỷ luật hội (nếu có sai phạm đến mức phải thi hành kỷ luật hội).
  • Về thủ tục ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định trở lại sinh hoạt Hội: Tổ chức Hội nào quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt hội đối với hội viên (Uỷ viên Ban chấp hành) thì tổ chức hội đó quyết định cho hội viên (uỷ viên BCH) trở lại sinh hoạt hội.
    L­ưu ý: Tổ chức Hội quản lý hội viên, Uỷ viên Ban chấp hành bị khởi tố, tạm giam cần chủ động quan hệ với Thủ tr­ưởng cơ quan pháp luật (cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử) nắm chắc nội dung sai phạm, thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam (kể cả thời gian gia hạn nếu có) của hội viên, Uỷ viên Ban Chấp hành để quyết định thời hạn tạm đình chỉ sinh hoạt Hội, sinh hoạt Ban Chấp hành.
    2- Thi hành kỷ luật hội viên vi phạm pháp luật hình sự.
    a/ Hội viên bị toà án có thẩm quyền tuyên phạt từ hình phạt tù có thời hạn (kể cả án treo) trở lên, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, phải khai trừ ra khỏi Hội.
    b/ Hội viên vi phạm pháp luật bị xử lý bằng các hình phạt thấp hơn, thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà xem xét, quyết định thi hành kỷ lụât Hội bằng các hình thức thích hợp (kể cả khai trừ ra khỏi hội). Tr­ường hợp hội viên bị xử oan, sai mà đã đ­ược toà án có thẩm quyền quyết định huỷ bỏ bản án, các tổ chức Hội có thẩm quyền phải phục hồi quyền lợi cho hội viên đó.
    3- Về việc kết nạp lại ngư­ời vào Hội.
    Ng­ười bị khai trừ ra khỏi Hội hoặc bị xoá tên trong danh sách hội viên (trừ trường hợp xoá tên do kết nạp không đúng đối t­ượng) đã có thời gian sửa chữa khuyết điểm từ 12 tháng trở lên, kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định khai trừ hoặc xoá tên. Nếu sửa chữa tiến bộ, có nguyện vọng vào Hội thì đ­ược xem xét kết nạp lại.
    4- Về thủ tục xem xét kết nạp lại và xoá tên trong danh sách hội viên
    a/ Thủ tục xem xét kết nạp lại người vào hội thực hiện như xem xét kết nạp hội viên lần đầu.
    b/ Xoá tên trong danh sách hội viên không phải là hình thức kỷ luật, nhưng thủ tục xem xét xoá tên trong danh sách hội viên thực hiện nh­ư xem xét thi hành kỷ luật hội viên.
    5- Về việc xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại kỷ luật Hội.
    Việc xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại kỷ luật Hội được quy định trong Hướng dẫn số 09/HDKT-CCB ngày 18/4/2008, nay bổ sung:
    Không khiếu nại vượt cấp khi tổ chức Hội có thẩm quyền chưa giải quyết xong.
    Không gửi thư khiếu nại đến nhiều cấp cùng một lúc, đến các tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền giải quyết. Không khiếu nại hộ hội viên bị thi hành kỷ luật./.

Nơi nhận:

  • Các tỉnh, thành Hội;
  • Lưu VT. Ban Kiểm tra Trung ương Hội
    Trưởng ban
    (đã ký)
    Lê Văn Mẹo

Hội Cựu chiến binh tỉnh (thành)….
Ban kiểm tra
__________________
Số: /BC- KT Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________
……… ngày .. tháng .. năm 20..

Mẫu báo cáo lời
BÁO CÁO
kết quả công tác kiểm tra, giám sát năm …..
của tỉnh (thành) hội….

I- ưu điểm
1- Về kiện toàn ban Kiểm tra, cán bộ kiểm tra các cấp; về công tác bồi dưỡng công tác kiểm tra cho cán bộ.

  • Trong năm đã bổ xung… Uỷ viên Ban Kiểm tra và…. Uỷ viên phụ trách kiểm tra ở cơ sở; gồm: Cấp tỉnh (thành) là:… đồng chí, cấp huyện và tương đương là:… đồng chí, cấp cơ sở là:… đồng chí.

  • Đã bồi dưỡng về công tác kiểm tra cho:… cán bộ Hội, thời gian:…ngày.
    2- Nắm tình hình kiểm tra, giám sát tổ chức Hội và hội viên về chấp hành điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Hội.
    Trong năm đã tiến hành nắm tình hình và kiểm tra, giám sát…. lượt quận, huyện, thị Hội;……. lượt Hội cơ sở;…….lượt Chi hội và……. hội viên = ……% so với tổng số hội viên. Trong đó, Thường trực tỉnh, thành Hội nắm tình hình và kiểm tra…. lượt tổ chức Hội, ….. lượt hội viên; cấp huyện và tương đương nắm tình hình và kiểm tra, giám sát. ……..lượt tổ chức Hội và….lượt hội viên; cấp cơ sở nắm tình hình và kiểm tra, giám sát...... lượt Chi hội và…. lượt hội viên.
    Ngoài kiểm tra, giám sát theo chức năng, quyền hạn, Hội còn phối hợp với các ban, ngành, địa phương tiến hành….. cuộc kiểm tra về việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở địa phương.
    Đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát…..
    3- Kiểm tra tổ chức Hội cấp dưới và hội viên khi có dấu hiệu vi phạm
    Đã kiểm tra… quận, thị Hội, ….. Hội cơ sở;……. Chi hội và……. hội viên. Qua kiểm tra phải xử lý kỷ luật … tổ chức Hội và… hội viên.
    4- Giải quyết khiếu nại
    Trong năm đã nhận … dơn khiếu nại, gồm …. đơn khiếu nại về kỷ luật và xoá tên hội viên,….. đơn khiếu nại về đất đia nhà ở. Trong số đơn khiếu nại về kỷ luật và xoá tên hội viên có … đơn phải xem xét giải quyết; có … đơn không giải quyết. Đã giải quyết …. đơn =… % so với tổng số đơn khiếu nại phải giải quyết, trong đó phải sửa hình thức kỷ luật…. đơn = …. % so với tổng số đơn khiếu nại về kỷ luật đã giải quyết.
    5- Giải quyết tố cáo
    Đã nhận…… đơn tố cáo tổ chức Hội, nội dung chủ yếu tố cáo … đã nhận … đơn tố cáo hội viên, nội dung chủ yếu tố cáo…….. Các cấp Hội đã xem xét giải quyết… đơn tố cáo tổ chức Hội và … đơn tố cáo hội viên; trong đó tố cáo đúng hoặc đúng một phần… ; tố cáo sai…..; không xem xét … đơn (lý do).
    6- Thi hành kỷ luật tổ chức Hội, hội viên và xoá tên hội viên
    Trong năm có … hội viên vi phạm kỷ luật, trong đó phải xử lý kỷ luật là … Đã xử lý…. trường hợp = …% so với tổng số hội viên phải xử lý kỷ luật. Hình thức kỷ luật: Khiển trách… = ….%; Cảnh cáo….. = …..%; Cách chức….. = …..%; Khai trừ…. =…..% so với tổng số hội viên đã thi hành kỷ luật. Tổ chức Hội phải thi hành kỷ luật…… (Hội cơ sở……, Chi hội ……). Ngoài ra còn xoá tên …….. hội viên.
    Nội dung vi phạm kỷ luật của hội viên chủ yếu là …… Nội dung vi phạm của tổ chức Hội (nói rõ vi phạm).
    II- Thiếu sót, khuyết điểm
    1- Về kiện toàn Ban Kiểm tra, cán bộ kiểm tra (nếu có).
    2- Về kiểm tra, giám sát tổ chức Hội và hội viên (nếu có).
    3- Về thi hành kỷ luật tổ chức Hội, hội viên và xoá tên hội viên (nếu có).
    4- Về giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có).

    Ban Kiểm tra TƯ Hội