• Tôi ăn trộm rất tài. Mà chỉ lấy của người giầu thôi.
  • Cho tôi đi với - “môn sinh” nói.
    Đồng ý. Đến nhà viên quan nọ, nhanh như cắt, nhoáng một cái chủ quán đã chạy ra vừa ấn vào tay “môn sinh” 5 nén bạc vừa nói:
  • Viên quan coi kho của nhà vua giầu lắm.
    “Môn sinh” cầm nén bạc xem hình dáng, kích thước, màu sắc… thì thấy đúng là bạc của triều đình.
    Mùng một Tết, Lê Thánh Tông cho gọi viên quan lên và hỏi:
  • Đêm qua nhà người bị mất trộm phải không?
    Viên quan giật thót người, cố chối là không có trộm, không mất gì. Vua gọi mang ra 5 nén bạc có khắc chữ: “Ngư khố bạch kim” (bạc của kho triều đình). Viên quan kho hoảng hồn, cúi đầu nhận tội.
    Lập tức vua hạ lệnh bắt giam, giao cho Bộ Hình xét xử. Đồng thời vua cũng truyền báo cho chủ quán nọ bỏ thói trộm cắp. Chủ quán vâng lời vua, làm việc chuyên cần, bỏ hẳn “nghề” tắt mắt. Dân quanh vùng vui mừng thấy chủ quán hoàn lương.
    Sau vua Lê Thánh Tông, không phải vua nào cũng vì nước, vì dân như thế. Thậm chí có vua chọn ngày mùng một Tết để nhận đồ hối lộ của kẻ gian manh.
    Nguyễn Tiến Bình (st)