Mặc dù các chuyên gia rất lạc quan về khả năng chữa bệnh trong câu chuyện của Brown nhưng CBS cũng cho biết một bác sĩ không liên quan với nghiên cứu này gọi kết quả này là “chữa bệnh chứng năng” và khả năng mở rộng phương pháp điều trị này hiện vẫn còn gặp nhiều trở ngại.

Brown công khai mình là người đồng tính năm 18 tuổi và cho biết xét nghiệm đầu tiên phát hiện anh dương tính với HIV là năm 1995. Kể từ đó, anh uống đều đặn thuốc kháng vi-rút mỗi ngày cho đến khi phát hiện mình bị thêm ung thư máu trắng.

Năm 2006, anh gặp TS Gero Huetter, một chuyên gia về ung thư máu tại ĐH Y Berlin. TS đã thực hiện 1 cách điều trị hoàn toàn mới, đó là diệt sạch toàn bộ hệ thống miễn dịch của Timothy bằng tia xạ và rồi cấy tế bào tủy xương từ người hiến được cho là có khả năng miễn dịch với vi rút HIV. Việc ghép tủy đã được thực hiện năm 2007 do nhóm các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa San Francisco và TT Y tế San Francisco tại ĐH California (UCSF) thực hiện.

Tuy nhiên, có một điều các chuyên gia vẫn lo ngại vi-rút HIV có thể vẫn ẩn nấp ở đâu đó trong cơ thể Brown. Ngoài ra, cũng có những nguy cơ, khó khăn khi thực hiện ghép tủy và tìm nguồn hiến phù hợp. ghép tế bào gốc mang tính chất xâm lược nhiều hơn là hiến máu và tìm được một nguồn hiến phù hợp giữa người hiến và người được tặng là không hề dễ.

Mặc dù vậy, nó vẫn gợi mở cho các nhà khoa học cách thức điều khiển các thụ thể trên tế bào bạch cầu để có thể giả hệ miễn dịch tự nhiên và liệu pháp gien có lẽ sẽ ít xâm lấn hơn là ghép tế bào gốc hay thực hiện biến đổi di truyền tế bào gốc trong phòng thí nghiệm.

Trong khi đó, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những bệnh nhân khỏe mạnh dùng thuốc kháng vi-rút sẽ giảm nguy cơ nhiễm HIV lên đến 73%. Điều này đặc biệt được xem xét tại châu Phi, nơi có tỉ lệ người dương tính với HIV rất cao.

Quỳnh Anh (TH)