Người tốt một cách trừu tượng là người mà dân gian hay gọi là “tốt bụng” nhưng đầu thì thiếu sáng tạo. Họ không hại ai, nhưng họ cũng không giúp được ai cái gì. Không chỉ đại biểu Quốc hội mà ở các cơ quan, đơn vị, nhất là những cơ quan, đơn vị còn rơi rớt của bao cấp vẫn còn không ít những người “tốt một cách trừu tượng” như thế. Chả cứ bỏ phiếu tín nhiệm, mà bình bầu, khen thưởng họ cũng thường hay đạt phiếu cao. Trong cơ chế thị trường hiện nay, những người tốt kiểu như thế sẽ làm cản trở sự phát triển, sáng tạo của tập thể.
Lâu nay chúng ta vẫn thường phê bình, đấu tranh với những người chưa tốt. Điều đó đúng. Nhưng cũng đã đến lúc cần phải đánh giá lại cả những người “tốt một cách trừu tượng”. Nếu để họ cứ bình an; thậm chí cứ đạt phiếu cao, cứ có “tín nhiệm” thì chính lá phiếu vô hình chung không những không giúp họ hiểu thực chất họ là ai, mà còn dẫn đến tự phụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: Có đức mà không có tài là vô dụng.
Anh ăn lương của dân mà vô dụng thì phải thay thôi. Đó chính là văn hóa trong công tác tổ chức, chính sách đã được đề cập trong Nghị quyết T.Ư chín (khóa XI) của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Nhật Huy