<!-- st1\:*{behavior:url(#ieooui) } -->   <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->   <!-- /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} -->  Như vậy, so với Sài Gòn là thành phố cấp 1, do tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập ngày 8-1-1877 thì ba thành phố trên trở thành nhượng địa của Pháp muộn hơn 11 năm. Nhận rõ Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Nam, hơn thế sau khi chiếm xong toàn cõi Đông Dương, Pháp đặt Hà Nội là thủ đô của Liên bang Đông Dương. Do đó, thực dân Pháp đã khẩn trương tiến hành những bước quan trọng xây dựng lại Hà Nội. 

Trong công cuộc xây dựng này, việc phá thành Hà Nội để lấy đất xây công sở và trại lính là sự kiện để lại trong tâm khảm người đương thời nỗi đau đớn thống thiết nhất. Một bài thơ khuyết danh thời ấy, nay đọc lại thấy như tác giả viết trong ràn rụa nước mắt:

Than ôi! Đệ nhất cảnh Thăng Long

Vượng khí ngàn năm có nhựa không?

Hai cửa còn trơ hai thánh miếu

Một thành sót lại một hoàng cung…

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ Hoàng thành cũ có từ các triều đại trước, xây lại thành mới theo kiểu Vauban của Pháp. Về quy mô nhỏ hơn thành cũ nhiều vì cho rằng đây chỉ là Trấn Bắc thành. Thành vuông mỗi bề chừng non một cây số. Bốn bức tường tương ứng với bốn con phố hiện nay: Phan Đình Phùng, phía bắc; Lý Nam Đế, phía đông; Trần Phú, phía nam; Hùng Vương, phía tây.

Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh và đá ong. Tường cao một trượng, một thước; dầy bốn trượng. Thành mở 5 cửa: cửa Đông (tương ứng với phố Cửa Đông bây giờ); cửa Tây (phố Bắc Sơn); cửa Bắc (nay vẫn còn); cửa Tây Nam (tương ứng với chợ Cửa Nam); cửa Đông Nam (đoạn giao nhau giữa phố Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học).

Đường vào cửa xây vòm qua tường thành dài 23m. Trên mỗi cửa có lầu canh gọi là thú lâu. Xung quanh tường thành là một khoảng đất rộng 6 - 7m, rồi đến một con hào rộng 15 - 16m, sâu 5m thông với sông Tô Lịch và sông Hồng. Hào lúc nào cũng có nước, nhưng nước thường chỉ cao khoảng 1m. Phía ngoài các cổng thành, có một hàng tường thấp gọi là Dương Mã thành. Các Dương Mã thành có một cửa bên, gọi là Nhân môn. Từ ngoài vào đều phải qua Nhân môn rồi mới đến cổng thành.

Công việc phá thành và xây lại này tiến hành từ tháng 2-1894 đến cuối năm 1897 mới xong. Khi san bằng tường thành Hà Nội, thực dân Pháp cho giữ lại Cột cờ, Đoan môn và nhất là Cửa Bắc. Vì Cửa Bắc còn dấu tích hai vết đạn đại bác của quân Pháp khi công phá thành. Để lại dấu tích này, nhằm phô trương sức mạnh của quân đội Pháp, uy hiếp người dân bản xứ.

Sử sách còn ghi; Rạng sáng ngày 25-4-1882, dưới quyền chỉ huy của đại tá hải quân Henri Rivière (1), giặc Pháp cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội và đưa tối hậu thư buộc quan quân trong thành phải đầu hàng. Chưa kịp thương lượng thì vào lúc 8 giờ 15 phút, đại bác trên các tàu chiến La Fanfare, La Massue, La Hache (2) cùng với pháo binh có sẵn ở Đồn Thuỷ đồng loạt nổ súng yểm trợ cho 450 quân và một số thân binh đổ bộ đánh vào thành. Dù chống trả rất quyết liệt, nhưng khi biết không giữ nổi, tổng đốc Hoàng Diệu đã dâng biểu tạ tội và thắt cổ tự vẫn ở Võ miếu, quyết không chịu rơi vào tay giặc!

… Bấy giờ, dù Hội đồng thành phố đã chấp thuận, nhưng không mấy người dám đứng ra nhận thầu việc phá thành. Ai cũng lo sợ việc làm này sẽ bị nhân dân lên án, chỉ trích. Cuối cùng, cô Tư Hồng đứng ra nhận thầu. Thời đó, rộ lên câu chuyện về nhân vật Tư Hồng. Báo chí cũng như nhiều nhà thơ, nhà văn bàn luận với các góc nhìn đa chiều. Hàng chục năm sau, dân gian còn nhắc lại.

Cô Tư Hồng tên thật là Trần Thị Lan, quê ở Phủ Lý (Hà Nam), có nhan sắc và thông minh. Đồn rằng đôi mắt cô “nhãn trung hữu thuỷ” (trong mắt có nước). Ai đã nhìn vào là không rứt ra được. Trong những năm lũ lụt, cô bỏ quê ra Hải Phòng kiếm ăn, lấy chú Hồng - người Hoa - làm chồng. Mọi người thường gọi là thím Hồng. Sau khi chồng về suối vàng, cô tái giá với quan tư Croibier Huguet, một cố đạo phá giới. Ghép tên Hồng của chồng cũ với chức quan tư của chồng mới thành Tư Hồng. Thời nào cũng thế, dựa vào cái bóng của ông quan Tư, cô trúng thầu. Vụ thầu phá thành này đem lại cho cô món lợi kếch xù. Chỉ riêng tiền bán số đá xanh, đá hộp cũng đủ cho cô xây toà ngang, dãy dọc tại phố Quán Sứ, ngõ Hội Vũ.

Không rõ cô Tư Hồng mất năm nào, trong hoàn cảnh nào! Nghe kể, mộ cô Tư Hồng cách cổng chùa Hai Bà Trưng 150 bước chân, khoảng đất Trường PTCS Bạch Mai. Bia mộ vẻn vẹn có 3 chữ “ Cô Tư Hồng”.


Cổng thành Cửa Bắc nay trở thành di tích lịch sử quý hiếm, trên nó còn ghi lại dấu vết đạn đại bác của quân xâm lược Pháp tấn công thành Hà Nội! Ngay trên cổng thành còn rõ ba chữ “Chính Bắc môn”. Trên lầu là nơi thờ hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu - hai vị anh hùng đã chiến đấu và lẫm liệt hy sinh khi thành bị rơi vào tay giặc.

Trong guồng quay hối hả của cuộc sống sôi động hôm nay, mấy ai có điều kiện dừng lại suy ngẫm trước hai “vết sẹo” sâu hoắm trên tường thành kia. Cũng mấy ai có điều kiện tìm hiểu những gì đã diễn ra ở nơi đây hơn một trăm năm trước…

XUÂN LỘC


(1) Có tài liệu viết H.Riviere là trung tá.

(2) Đúng ra là 4 tàu tham chiến, nhưng chiếc La Surprise không đến kịp vì mắc cạn.