Bắc Cực, tây bắc nước Mỹ, phía đông Thái Bình Dương và phía đông châu Á sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ hiện tượng vũ trụ thế kỷ, kéo dài khoảng 6 giờ 40 phút, bắt đầu ngay sau lúc 5 giờ sáng nay giờ Việt Nam. Những nơi khác, như lục địa Mỹ, sẽ nhìn thấy giai đoạn đầu của hiện tượng, trong khi Anh và châu Âu sẽ chỉ nhìn thấy giai đoạn cuối. Các nhà khoa học đang quan sát tỉ mỉ hiện tượng này để tìm hiểu các thông tin vốn sẽ giúp họ tìm thêm các hành tinh giống trái đất ở các những khác trong dải ngân hà, và để hiểu hơn về sao Kim. Các nhà khoa học sẽ được trang bị thiết bị chuyên dụng, cho phép họ quan sát trực tiếp đĩa mặt trời khi sao Kim đi ngang qua. Còn những người yêu thích thiên văn trên khắp thế giới được khuyến cáo nên sử dụng thiết bị trợ giúp nếu họ muốn quan sát hiện tượng. Việc nhìn thẳng vào mặt trời bằng mắt thường, qua ống nhòm hoặc kính thiên văn, đều có thể khiến mắt bị tổn thương và thậm chí bị mù. Hiện tượng sao Kim đi ngang qua mặt trời chỉ xảy ra 4 lần trong 243 năm. Chính xác hơn, chính xuất hiện theo cặp 2 hiện tượng cách nhau khoảng 8 năm và mỗi cặp này cách nhau khoảng 105 năm hoặc 121 năm. Nguyên nhân cho sự khác nhau về thời gian này là do quỹ đạo của sao Kim và trái đất không nằm cùng trong một mặt phẳng và hiện tượng sao Kim đi ngang qua trái đất chỉ có thể xảy ra nếu cả sao Kim, trái đất và mặt trời cùng nằm chính xác trên một đường thẳng. Khi hiện tượng hôm nay qua đi, cặp 2 hiện tượng sao Kim đi ngang mặt trời sẽ không xảy ra cho đến năm 2117 và 2125. Hầu hết mọi người sống trên trái đất ngày nay có thể sẽ không còn tồi tại khi đó. Hiện tượng này có tầm quan trọng đặc biệt về mặt lịch sử. Các nhà thiên văn đã sử dụng các lần đi ngang qua mặt trời của sao Kim để tìm hiểu các dữ liệu quan trọng về Hệ mặt trời. Sử dụng một phương pháp được gọi là phép đo tam giác, các nhà thiên văn có thể tính toán khoảng cách giữa trái đất và mặt trời - được gọi là đơn vị thiên văn (AU) - mà chúng ta biết ngày nay là khoảng 149,6 triệu km. Vùng hình ảnh rõ ở giữa là vùng có thể quan sát hiện tượng rõ nhất. Người đầu tiên dự đoán về sự đi ngang qua của sao Kim - vào ngày 6/12/1631 - là Johannes Kepler nhưng ông đã qua đời trước khi hiện tượng này xảy ra. Jeremiah Horrocks, một nhà thiên văn trẻ người Anh, có lẽ là người đầu tiên quan sát được sao Kim đi qua mặt trời khi ông và người bạn William Crabtree thực hiện các cuộc quan sát riêng rẽ về hiện tượng vào ngày 24/11/1639. Khi sao Kim đi qua mặt trời vào các năm 1761 và 1769, chúng đã trở thành các sự kiện khoa học lớn. Các phái đoàn đã được cử đi tới khắp thế giới để thu thập dữ liệu cần thiết nhằm tính toán AU. Ngoài việc quan sát hiện tượng sao Kim đi ngang qua trái đất, bản thân sao Kim cũng sẽ được quan sát kỹ càng. Các nhà khoa học sẽ sử dụng hiện tượng này để tìm hiểu các tầng giữa của khí quyển sao Kim. Hải Anh (TH)