Hạ tầng giao thông vẫn là ưu tiên đầu tiên:
Tính đến cuối năm 2015, công tác quy hoạch và quản lý đô thị của TP Hồ Chí Minh đã được tăng cường và đạt kết quả khả quan, kết cấu hạ tầng-kỹ thuật được quan tâm đầu tư và đưa vào sử dụng117 dự án, nhiều công trình có quy mô lớn như: kênh Tân Hóa-Lò Gốm, tuyến đường Phạm Văn Đồng, đường Trần Văn Giàu, tượng đài Bác Hồ và tuyến đường đi bộ Nguyễn Huệ, xa lộ Hà Nội, cầu Rạch Chiếc… Tổng chiều dài đường cải tạo, làm mới đạt 2.601km, hoàn thành xây dựng 68 cây cầu… Ngoài ra đã đề xuất, bổ sung thu hút hàng chục dự án lớn thuộc mọi thành phần kinh tế vào hạ tầng giao thông theo hình thức: BOT, PPP, BT… Cụ thể là năm 2016 sẽ đưa diện tích đường tăng thêm 579,462km2, xây mới 11 cây cầu, phấn đầu mật độ giao thông tối thiểu 1,99 km/km2 và tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt tối thiểu 8,42% đất đô thị trong thành phố.
Đồng thời thúc đẩy tiến độ các dự án Metro theo quy hoạch phát triển hệ thống giao thông thành phố, đến 2030 thành phố sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị, 2 tuyến motorail chiều dài khoảng 229km và 6 tuyến xe buýt nhanh (BRT). Hiện nay tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên đang trong tiến độ xây dựng, đến năm 2019 sẽ hoàn thành, còn tuyến Metro 2, 3, 4, 5 đang trong giai đọan dự thầu và dần đi đến hoàn thành để thực hiện… Theo chỉ thị của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thì: Ngay từ bây giờ thành phố cần đẩy nhanh các dự án hạ tầng giao thông. Cụ thể là phải cập nhật lại quy hoạch phát triển giao thông vận tải với các quy hoạch phát triển đô thị của thành phố và vùng Đông Nam Bộ. Sở GTVT triển khai ngay dự án đầu từ xây dựng cầu vượt theo quy hoạch để chống ùn tắc giao thông, cùng với công an, ngành GTVT xử lý ngay tình trạng bến cóc, xe dù và xây dựng các điểm đón trả khách trong nội thành nhằm phục vụ tốt yêu cầu đi lại của nhân dân. Mặt khác, ngành GTVT cũng đẩy nhanh đầu tư xây dựng bãi đậu xe cao tầng, bãi đậu xe ngầm… Những dự án nào khởi công được hoàn thành vào năm 2020 phải được xác định rõ để lãnh đạo thành phố phối hợp với Bộ GTVT, các bộ phận liên quan triển khai, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ… nhất là các dự án ở cửa ngõ thành phố như: Cao tốc Bến Lức-Long Thành-Dầu Dây; tình trạng ùn ứ giao thông ở sân bay Tân Sơn Nhất…
**
Hệ thống xe buýt cũng đổi mới**
Thống kê tử Sở GTVT thành phố hiện có khoảng 7,45 triệu xe cá nhân tăng 1,5 lần so với 3 năm trước, cộng thêm số phương tiện các tỉnh đổ về mỗi ngày thành phố có khoảng 10 triệu phương tiện chưa kể mỗi ngày đăng ký mới 150 xe ôtô, 900 xe gắn máy…
Vậy phương tiên cá nhân tăng như thế thì xe buýt lấy đường đâu mà đi? Theo giám đốc trung tâm quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt-Đậu An Phúc thì: Việc đầu tiên là ưu tiên nghiên cứu mở đường dành riêng cho xe buýt hoạt động, các đơn vị vận tải phải nâng cao chất lượng phục vụ. cụ thể việc đặt hàng “giao tuyến” cho đơn vị nào làm tốt.
Riêng việc phương tiện vận tải đã xuống cấp thành phố sẵn sàng thay thế. Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của thành phố, Ngành GTVT đang từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của xe buýt bởi đây là phương tiện giao thông thân thiện với người dân và môi trường. Do vậy, bên cạnh việc làm đường ưu tiên cho xe buýt, mở thêm tuyến xe buýt điện… thành phố cũng nghiên cứu làm sao hạn chế việc phát triển xe cá nhân. Đây có thể là bài toán chưa tìm ra lời giải hợp lý cho Ngành GTVT.
Quang Ngọc