Sau 2 năm ở đoàn thương binh tỉnh Thanh Hóa, năm 1977, ông Hồ Thanh Xuân trở về quê hương Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị với đôi chân không còn nguyên vẹn. Năm 1984, ông được HTX giao cho phụ trách vườn ươm, cây giống lâm nghiệp để cung cấp trong vùng. Sau 2 năm sản xuất, huyện lại có dự án pam, ông được cử làm phó ban dự án. Nhờ tinh thần chịu khó tận tụy với công việc và có nhiều sáng kiến trong lao động, dự án của ông ngày càng được phát huy hiệu quả đảm bảo uy tín với khách hàng.

Đến năm 1992, dự án hết hạn, cơ sở của ông giải thể, ông băn khoăn đứng trước bài toán khó, quay trở lại cùng bà con ruộng đồng sản xuất hay tiếp tục trồng cây giống duy trì lại cơ sở. Thế rồi bản tính người lính “ quyết chiến” đã cho ông quyết định mua lại cơ sở khi trong tay vẫn thiếu đồng vốn. Ông mạnh dạn đi vay ngân hàng cùng số tiền gom góp của gia đình bấy lâu mua nguyên vật liệu, phân bón, duy trì và phát triển cơ sở. Nhờ có uy tín từ những năm trước nên khách hàng nhiều nơi trong tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) tìm đến, nhờ vậy cơ sở của ông ngày càng phát triển. Thời gian này có chủ trương cảu huyện giao đất giao rừng cho các hộ cá nhân và tập thể để phủ xanh đồi trọc, ông được 187 ha đất rừng.

Cùng với sự hỗ trợ của dự án và số tiền ông thu được trong những năm sản xuất cây giống, ông đã mở rộng quy mô sản xuất, thuê công nhân, thuê máy ủi đầu tư phân bón, áp dụng kĩ thuật và trồng rừng. Sau hơn 1 tháng, diện tích đồi trọc gần 200 ha đầy cỏ dại, lau lách, bom đạn, đã nhường chỗ cho màu xanh cây trồng.

Thế rồi thời gian trôi đi như một giấc mơ, những ngày vất vả thấm đẫm mồ hôi từ đôi bàn tay cần mẫn đã mỉm cười với ông: Sau 3 lần thu hoạch (2007-2009) ông đã bán được gần 2 tỉ đồng, dự kiến đến năm 2012, thu hoạch toàn bộ rừng còn lại, ít nhất ông cũng bán được hơn 5 tỉ.

Công tác hội