Khai mạc Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Văn Được nhấn mạnh: Việc nâng cao kiến thức hoạt động kinh tế cho CCB là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của Hội CCB các cấp, nhất là với Lãnh đạo và Trưởng ban Kinh tế của các tỉnh, thành Hội, là người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện ở cơ sở.

Đồng chí Võ Công Trí, Phó Bí thư Thường trực TP Đà Nẵng phát biểu chào mừng Hội nghịSau phát biểu cháo mừng của Lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng Hội nghị đã được nghe 4 Chuyên đề về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Vay vốn thực hiện ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội; Thực trạng về môi trường hiện nay ở Việt Nam. Vai trò của Hội CCB các cấp tham gia bảo vệ môi trường và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020.
Hội nghị cũng được nghe Hội CCB phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng báo cáo, giới thiệu mô hình Câu lạch bộ Môi trường của CCB phường và thăm quan điển hình CCB làm kinh tế giỏi Trần Văn Xuất, Chủ cơ sở đá Mỹ nghệ Xuất Ánh.
Kết thúc Hội nghị tập huấn Trung tướng Nguyễn Văn Đạo Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam đã thay mặt Thường trực Trung ương Hội kết luận Hội nghị.
Đồng chí nói: Sau hai ngày làm việc tích cưc khẩn trương, Hội nghị của chúng ta đã đạt được mục đích và yêu cầu đề ra. Hội nghị đã được nghe các đồng chí giảng viên thuộc Bộ LĐTB &XH, Bộ TN&MT, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ban Kinh tế TW Hội giới thiệu một số nội dung nghiệp vụ công tác Kinh tế. Chúng ta đã được tham quan mô hình Kinh tế CCB quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng, nghe Hội CCB một số tỉnh, thành phố trao đổi về kết quả và một số vấn đề khó khăn của Hội CCB cơ sở xung quanh các nội dung tập huấn, đây là một dịp tốt để nghe ý kiến từ cơ sở.
Đặc biệt Hội nghị được Lãnh đạo Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng đến dự và phát biểu chào mừng. Thay mặt Thường trực Trung ương Hội CCB Việt Nam, đồng chí Phó chủ tịch cám ơn các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Quân Khu 5, Đoàn An Điều Dưỡng 27, Nhà khách T20, T50/ Quận Khu 5, Hội CCB tp Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị và đại biểu; Cám ơn các đồng chí cán bộ đến giảng bài và trực tiếp giải đáp một số vấn đề của các đại biểu; Cơ sở sản xuất đá Mỹ nghệ Xuất Ánh, CLB môi trường phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn… đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, góp phần thành công Hội nghị.
Nội dung tập huấn tại văn bản kết luận Hội nghị đồng chí phân tích thêm:
Về CCB tham gia Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững Chủ trương và định hướng của Trung ương Hội là: Phát huy những thành tựu đã đạt được, tập trung nguồn lực cao nhất, với những hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo nhất để tham gia công tác giảm nghèo có hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, đề nghị các cấp Hội tập trung vào một số giải pháp sau:

  1. Tiếp tục “đổi mới” chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, sản phẩm sạch, quyết tâm vươn lên xóa nghèo bằng chính khả năng của mình. Trong hoạt động kinh tế, Hội viên cần tập trung vào tham gia trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra có thể mở rộng nuôi, trồng các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao, hướng đến quy mô vừa là chính.

Trung tướng Nguyễn Văn Đạo Phó chủ tịch Hội tặng ảnh Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho Chủ cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Xuất Ánh2. Nắm chắc và cập nhật thường xuyên gia cảnh những Hội viên nghèo: Thực tế cho thấy ở nơi nào làm tốt công tác này thì ở nơi đó có tốc độ giảm nghèo nhanh và tỷ lệ tái nghèo thấp. Mong rằng, Hội CCB các tỉnh cũng thực hiện tốt công việc này và cập nhật các thông tin thường xuyên hơn cho từng hộ nghèo. Có làm được như¬ vậy chúng ta mới biết được nguyên nhân nghèo của từng hộ để có biện pháp giúp đỡ một cách cụ thể và thiết thực. Những trường hợp thiếu việc làm, cần có biện pháp giúp đỡ để họ có việc làm, những hộ không biết cách làm ta giúp họ cách làm, thiếu vốn giúp họ vay vốn…Chúng ta gắn bó với hộ nghèo từ những việc đơn giản nhất để họ biết sản xuất có hiệu quả, để họ biết tận dụng tiềm năng lao động trong gia đình, thậm chí tham mưu cho họ cả việc chi tiêu hợp lý tiết kiệm, theo khả năng thu nhập của mình.
3. Trong sản xuất kinh doanh, Hội viên CCB cần mạnh dạn phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là các ngành nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng liên kết chặt chẽ với các hộ CCB. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học, chọn tạo giống mới; công nghệ bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch; xây dựng qui trình sản xuất tiên tiến, tạo đột phá về năng suất chất lượng hiệu quả, góp phần xóa nghèo nhanh, bền vững.
4. Nhân rộng các gư¬ơng điển hình, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, duy trì phong trào “ CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, mô hình đá mỹ nghệ của CCB Trần Văn Xuất, hội nghị tham quan cũng là điển hình cần nghiên cứu: Hội CCB chúng ta có nhiều doanh nghiệp, HTX, trang trại, gia trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cần được tổng kết và nhân rộng. Hội CCB cơ sở thường xuyên cập nhật đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, những sáng kiến và kinh nghiệm hay về sản xuất kinh doanh để phổ biến và nhân rộng mô hình, không phô trương, hình thức mà lấy hiệu quả là chính. Hưởng ứng, tham gia cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội nhà báo Việt Nam, Ban tuyên giáo Trung ương tổ chức;
Ảnh minh họa
Về Ủy thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội Nhờ vay vốn ngân hàng CSXH, trong những năm qua chúng ta đã giúp hàng trăm ngàn hộ CCB thoát nghèo. Trong nội dung tập huấn, qua trao đổi, các đại biểu đã đề xuất được nhiều biện pháp hay để tăng dư nợ, giảm nợ quá hạn. Đây là những ý kiến rất quý, chúng tôi sẽ nghiên cứu vận dụng trong công tác quản lý chỉ đạo thời gian tới. Tôi xin lưu ý một số nội dung sau:

  1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội và Hội viên trong việc tham gia hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội phân tích đánh giá thực trạng nợ quá hạn và hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, nguyên nhân tồn tại yếu kém, tìm giải pháp khắc phục. Thực hiện đối chiếu nợ công khai hàng tháng, quý, năm theo quy định; Ban quản lý Tổ phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của người vay, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, tập trung thu hồi nợ quá hạn đang tồn đọng. Các tỉnh có nợ quá hạn trên 1% phấn đấu hạ dưới 1%, các tỉnh có nợ dưới 1% phấn đấu xuống thấp hơn nữa.
  2. Hàng năm, các cấp Hội tăng cường khảo sát, kiểm tra, đặc biệt là công tác kiểm tra hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn phải được thực hiện thường xuyên, đúng hợp đồng ủy thác với Ngân hàng CSXH. Tập trung vào những đơn vị có chất lượng tín dụng thấp, có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng, xử lý thu hồi lãi tồn đọng; tiến tới chấm dứt tổ Tiết kiệm và Vay vốn yếu kém.
  3. Chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH cùng cấp xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lư¬ợng thực hiện ủy thác; tham mưu cho UBND cấp xã, phường chỉ đạo trưởng thôn, ấp, bản phối hợp giám sát việc bình xét cho vay tại Tổ Tiết kiệm và Vay vốn. Cho vay đúng đối tượng, có phương án sử dụng vốn rõ ràng, có khả năng quản lý, trách nhiệm của người vay trong thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ khi sử dụng vốn vay ưu đãi.
  4. Tăng c¬ường tổ chức tập huấn nghiệp vụ vay vốn, duy trì giao ban, phổ biến nội dung văn bản mới, văn bản sửa đổi cho Tổ tr¬ưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn và cán bộ cấp xã làm công tác chỉ đạo vay vốn, kịp thời phổ biến các kinh nghiệm hay về vay vốn cho các nơi học tập, rút kinh nghiệm. Đư¬a việc đánh giá chất lư¬ợng, hiệu quả thực hiện ủy thác vào chỉ tiêu thi đua của các cấp Hội hàng năm. Tích cực tham gia cuộc thi “Nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ” do Ngân hang Chính sách xã hội và các tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức trong toàn quốc năm 2017;
    Để tiếp tục tham gia Chương trinh mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thời gian tới một cách tích cực và hiệu quả đồng chí Phó chủ tịch đề nghị Hội CCB các tỉnh tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:
  5. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, chỉ đạo, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về nhận thức và hành động trong cán bộ và hội viên CCB. Các cấp Hội cần phối hợp chặt chẽ với Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới địa phương để bảo đảm truyền tải nhanh, kịp thời các chủ trương, chính sách mới cho hội viên và người dân.
  6. Tham gia huy động, thu hút các nguồn lực đa dạng hóa các nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho Chương trình. Mỗi hội viên CCB cần vận động gia đình gương mẫu đi đầu trong hiến công, hiến kế, hiến của cho chương trình nông thôn mới; đi đầu trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, sản xuất hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.
  7. Tiếp tục tham gia đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị hàng hóa, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, phát triển các hợp tác xã kiểu mới, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Tích cực tham gia các Đề án môi trường, quỹ xây dựng nông thôn mới, mô hình sản xuất, thu mua nông sản sạch, mỗi xã một sản phẩm, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền của cả nước, nhất là đối với các địa phương có điều kiện đặc thù, khó khăn,
  8. Phối hợp với các đoàn thể chính trị- xã hội để tham gia và đẩy mạnh cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hiệp thương thực hiện: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Khuyến khích, động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
    Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đối với Hội CCB các cấp cần tham gia thực hiện một số nội dung sau:
  9. Tuyên truyền và vận động mọi người tham gia, chấp hành Luật bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học cũng chính là tự bảo vệ mình; không tham gia các hành vi phá hoại, xâm chiếm, khai thác, tiêu thụ trái phép dưới mọi hình thức gây nguy hại, cản trở đến hoạt động bảo vệ môi trường.
  10. Gương mẫu chấp hành luật bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tham gia xây dựng, giữ gìn khu dân cư, nơi công cộng và trong từng gia đình, xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường. Không chạy theo lợi ích kinh tế bằng mọi giá mà xem nhẹ bảo vệ môi trường.
  11. Phát triển, nhân rộng các mô hình CCB tự quản và tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư. Duy trì, phát huy mô hình “Công ty, HTX môi trường do CCB làm chủ”; “Câu lạc bộ bảo vệ môi trường”; “Tổ CCB tự quản thu gom rác thải, thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”; CCB tự nguyện, làm sạch môi trường nơi cư trú, góp phần bảo vệ môi trường “Xanh- Sạch- Đẹp” khu dân cư. Chúng ta tham khảo, nghiên cứu mô hình “Câu lạc bộ môi trưởng ” của CCB thành phố Đà Nẵng
  12. Hội viên tích cực đống góp trí tuệ, công sức, tiền của cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tham gia xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ tập quán, thói quen gây hại đến môi trường.

Nhiệm vụ trong thời gian tới rất nặng nề, CCB chúng ta là luôn mang trong mình bản chất truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, dù ở hoàn cảnh nào cũng không lùi bước trước khó khăn. Hội viên chủ yếu ở cơ sở, am hiểu tường tận phong tục, tập quán, tín ngưỡng ở địa phương. Trong các công việc của địa phương, Hội CCB có truyền thống gương mẫu trong thực hiện và quan trọng nhất là chúng ta luôn biết đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên hết, không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Với thế mạnh như vậy, Trung ương Hội CCB Việt Nam tin tưởng rằng Hội CCB các tỉnh, thành phố sẽ có nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt, tham gia có hiệu quả vào các chương trình MTQG và bảo vệ môi trường trên địa bàn các tỉnh trong phạm vi toàn quốc./.
Tin Nguyễn Huy
Ảnh: Nguyễn Phát

.