Sử sách ghi, vào thế kỷ XVI, nơi đây, vợ của Mạc Thái Tổ là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã vận động hoàng thân quốc thích góp tiền tu sửa chùa cổ, mua đất cúng Tam bảo được hơn 47 mẫu. Bản thân bà cũng bỏ tiền mua 25 mẫu cho dân đinh cày cấy hưởng lộc, giải quyết khó khăn cho những gia đình binh lính. Bà Thái hoàng Thái hậu còn cùng với dân làng bàn cách giữ gìn của công bằng tín ngưỡng dân gian. Va Lễ hội Minh Thề (thề bằng lời) ra đời. Hịch văn Minh thề quy định lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của công. Những người phải thề gồm chánh tổng, lý trưởng, các chức sắc và người dân trong làng được cấp ruộng. Tại đây, chủ lễ cầm dao bầu làm động tác chỉ trời vạch đất, vẽ một vòng tròn lớn đường kính 2 mét để làm đài thề.
Năm 1993 Khu di tích đền chùa Hòa Liễu được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia và khôi phục Lễ hội truyền thống Minh Thề. Năm 2003 làng tổ chức lại lễ hội Minh Thề. Đây là Lễ hội có ý nghĩa lớn, vì cổ vũ tinh thần liêm khiết, chí công vô tư, phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh… Thế nhưng, buồn một nỗi là từ khi được phục dựng đến nay đã qua 12 năm nhưng Lễ hội Minh Thề vẫn chỉ là một lễ hội cấp làng và vắng cán bộ từ cấp xã trở lên về dự. Mùa lễ chỉ có dân và cán bộ của thôn Hòa Liễu thề với nhau. Chả bù cho Lễ hội Bà Chúa Kho, lễ hội Đền Trần… thì nườm nượp các cán bộ “cấp to, cấp nhỏ”; “xe lớn, xe bé”; “xe công, xe tư”; “biển xanh, biển trắng” đủ cả…
Nước ta hiện có khoảng gần 8.000 lễ hội, nhưng chắc chỉ mỗi Lễ hội Minh Thề vắng khách hơn cả. Dân thôn Hòa Liễu thề hết cả rồi. Năm nào cũng thề và đang rộng cửa đón khách tứ phương về dự lễ.
Người dân